Mọi người thường hiểu introvert là những người ít nói, ngại giao tiếp, và bao quanh họ là luồng không khí gì đó khá gượng gạo và thiếu tự tin. Tuy nhiên, quang phổ của người hướng nội thực chất rộng hơn như vậy. Có nhiều kiểu người hướng nội hơn là bạn tưởng đấy, và trong 4 kiểu người hướng nội dưới đây, bạn thấy mình giống với ai nhất?
Cùng Chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
1. Social introvert
Social introvert là gì? Dù họ không bài xích và hoàn toàn có thể dành nhiều thời gian ở nơi đông người, năng lượng của họ cạn kiệt rất nhanh nếu ở quá lâu trong bối cảnh này. Tên gọi được tạm dịch là “hướng nội xã hội”, nhưng những người thuộc kiểu introvert này thực chất lại thích sự đơn lẻ, thích ở một mình hơn là với nhiều người.
Một nhà tâm lý học chia sẻ:
“Người hướng nội xã hội thường chọn cách tránh xa nơi đông người không phải vì họ sợ, mà vì họ chỉ muốn ở nơi nào đó họ thật sự cảm thấy thoải mái, dù là hoàn toàn một mình hay với những nhóm nhỏ ở nơi riêng tư.”
Dấu hiệu thường thấy ở một social introvert:
- Thích những cuộc gặp mặt nhỏ, thân mật
- Không ngại đi chơi, đi du lịch một mình
- Cần thời gian “lẻ bóng” để nạp lại năng lượng, nhất là khi họ đang trong mối quan hệ yêu đương
- Có thể nói “có” khi được mời đi chơi, nhưng chưa chắc đã đến
- Có thể nói rất nhiều với những người họ quen thân
2. Thinking introvert
Thinking introvert, hay introspective introvert, là kiểu người hướng nội suy tư, duy tâm. Họ có xu hướng dành nhiều thời gian nghĩ ngợi, nghiền ngẫm về những thứ họ nhìn và nghe thấy được. Đó cũng là lý do người khác thường thấy họ hay “nhìn vào hư vô” hoặc đắm chìm trong suy nghĩ mà không để ý đến lời người khác nói.
Nhưng có thể nói trong các kiểu người hướng nội thường gặp, thinking introvert khá thông thái. Họ cảm thấy yên bình nhất khi được học, đọc, hoặc điều tra, nghiên cứu. Về điểm này, introspective introvert khá giống với những người có thần số học số 7.
Một điều thú vị nữa về người hướng nội suy tư là họ hay bị nhầm thành người hướng ngoại (extrovert) nhất vì họ khá giỏi trong việc lắng nghe và tiếp chuyện người khác.
Đặc điểm thường thấy của thinking introvert:
- Duy tâm hơn các kiểu người hướng nội nói chung
- Thiên về các hoạt động tinh thần để thể hiện suy nghĩ: học tập, đọc, nghiên cứu, theo đuổi âm nhạc hoặc các hoạt động sáng tạo khác
- Ít phản ứng mạnh mẽ
- Thường dừng để suy nghĩ một lúc trước khi trả lời các câu hỏi
- Nhận thức bản thân rất rõ ràng
Đọc thêm: Tính Cách Của Người Hướng Nội Có Phải Là Một Cản Trở Trên Con Đường Sự Nghiệp?
3. Anxious introvert
Anxious introvert là người hướng nội lo âu. Đúng như cái tên của mình, họ hoàn toàn không thích tiếp xúc với người khác cũng như những môi trường làm họ lo lắng.
Nguyên nhân họ không mấy khi có mặt ở các sự kiện không hẳn là vì họ thích ở một mình, mà vì trạng thái dễ căng thẳng do áp lực mà môi trường xung quanh đem lại. Họ còn có xu hướng liên hệ các sự kiện sắp xảy ra với những trải nghiệm trong quá khứ, nên thường thì họ rụt rè và có thể lo lắng đến run bần bật nếu phải bước ra khỏi comfort zone của mình.
Với thói quen hay tránh mặt và bật chế độ phản kháng hoặc tự vệ mỗi khi thấy không thoải mái, họ thường gây ấn tượng là những người khá thô lỗ.
Dấu hiệu thường thấy của anxious introvert:
- Dễ thể hiện sự lo lắng rõ ràng trong nhiều tình huống
- Hay tránh mặt, lảng đi, tạo cảm giác không thân thiện cho lắm
- Né tránh các sự kiện xã hội hết sức có thể
4. Restrained introvert
Restrained introvert là gì? Đây là kiểu người hướng nội có vẻ ít gặp nhưng thực chất khá phổ biến nếu bạn để ý một chút.
Họ là những người thận trọng, không thích sự thay đổi, và thường chọn cách quan sát trước khi nói hoặc hành động. Đa số người hướng nội kiểm soát thích gặp gỡ và quen biết người mới, thế nhưng họ cũng rất chọn lọc với những ai họ sẽ tin tưởng để mở lòng.
Khi bạn nghe một restrained introvert chia sẻ những chuyện thầm kín, điều đó cũng có nghĩa bạn đã đã có được lòng tin của họ – điều mà không phải người nào quen họ cũng có được.
Dù đôi lúc họ mang lại cảm giác là họ khá bí ẩn, người hướng nội thận trọng lại rất kiên định, cứng rắn và được nhiều người tin tưởng, dựa dẫm vào.
Dấu hiệu thường thấy của restrained introvert:
- Hành động chậm, chắc
- Thích các hoạt động có thể đoán trước được
- Không hay thể hiện cảm xúc
Loading poll …
Coming Soon
Bạn là kiểu người hướng nội nào?
Tóm lại
Dù là kiểu người hướng nội nào, mỗi người cũng sẽ có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Hiểu được xu hướng hành động của mình sẽ giúp bạn biết bạn nên cải thiện điều gì và phát huy điều gì để tối đa hoá tiềm năng của bản thân.
Vậy trong các kiểu người hướng nội nói trên, bạn thấy bạn giống loại nào nhất? Chia sẻ với Chúng tôi nhé!