MBTI là một bài kiểm tra tính cách phổ biến giúp bạn phân loại mình vào một nhóm tính cách nhất định. Bạn sẽ phát hiện ra có 16 loại tính cách khác nhau, vượt ra giới hạn chung chung của introvert (hướng nội) hay extrovert (hướng ngoại). Nếu là một người hướng nội, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến nhóm tính cách mà Chúng tôi đề cập trong bài viết này: tính cách ISFP.
Cùng tìm hiểu về nhóm tính cách thú vị này nhé.
Trắc nhiệm tính cách MBTI là gì?
Có rất nhiều loại trắc nghiệm tính cách khác nhau. Phổ biến nhất trong số đó phải kể đến trắc nghiệm tính cách MBTI.
Trắc nghiệm tính cách MBTI viết đầy đủ là Myers-Briggs Type Indicator hay còn có tên gọi khác là Chỉ số phân loại Myers-Briggs. (1)
Đây là một bài kiểm tra với các câu hỏi trắc nghiệm về tâm lý, tính cách, cũng như cách chúng ta ứng xử với sự kiện và thế giới xung quanh. Bài kiểm tra được xây dựng dựa trên các thuyết nhân cách của Carl Jung và được phát triển thêm bởi hai nhà khoa học, tâm lý học Isabel Myers và Kathryn Briggs. Kết quả bài kiểm tra tiết lộ nhóm tính cách của mỗi người thuộc một trong số 16 nhóm nhỏ.
Có 5 khía cạnh tính cách quyết định nên mỗi nhóm: Mind (tâm trí), Energy (năng lượng), Nature (bản năng), Tactics (chiến lược), và Identity (nhận dạng). Mỗi khía cạnh bao gồm 1 cặp đối lập nhau.
Xem bảng mô tả sau để hình dung rõ hơn:
Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, phần trăm nghiêng về bên nào nhiều hơn thì tính cách sẽ nghiêng về bên đó. Và chữ cái đại diện sẽ góp mặt tạo nên nhóm tính cách.
Ví dụ, nhóm tính cách ISFP được tạo nên bởi:
Introverted
obServant
Feeling
Prospecting
Đọc thêm: Các Loại Trắc Nghiệm Tính Cách Sử Dụng Trong Tuyển Dụng
Giới thiệu chung về nhóm tính cách ISFP
Các yếu tố tạo nên nhóm tính cách ISFP
Nhóm tính cách ISFP được mệnh danh là những nhà thám hiểm (Adventurers) và chiếm 9% tổng dân số thế giới (tính toán dựa trên số người tham gia khảo sát) (2). Họ là tập hợp của 4 đặc điểm tính cách:
- Nội tâm (introverted)
- Hay quan sát (observant)
- Đa cảm (feeling)
- Tìm kiếm (prospecting)
Tóm tắt 5 đặc điểm nhận diện nhóm tính cách ISFP:
- Yên lặng, không thích gây sự chú ý
- Định hướng bởi giá trị cá nhân
- Giàu cảm xúc
- Khoan dung, dễ tha thứ
- Có thiên hướng nghệ thuật
Những đặc điểm của người thuộc nhóm tính cách ISFP
Những người thuộc nhóm tính cách ISFP có xu hướng cởi mở đón nhận cuộc sống, trải nghiệm mới và con người xung quanh với một trái tim ấm áp. Việc sống và trân trọng hiện tại giúp họ khám phá những tiềm năng thú vị còn bị ẩn giấu. Tính cách nội tâm khiến họ dành nhiều thời gian ở một mình và dễ dàng lắng nghe tiếng nói bên trong bản thân.
Mỗi người trong nhóm tính cách này đều là một cá thể độc nhất với lối sống tự do và thực sự mang trong mình tính cách của “những nhà thám hiểm”. Họ tò mò và háo hức trước những trải nghiệm mới. Chính điều này làm nên ISFPs với những đam mê và sở thích cháy bỏng.
Bạn sẽ bắt gặp ISFPs tự tạo niềm vui cho chính mình, tận hưởng từng ngõ ngách của cuộc đời và sống trọn vẹn trong khoảnh khắc của riêng mình. Họ có thể là những người thú vị nhất mà bạn gặp gỡ, cũng là những cá nhân khiêm tốn và dung dị. Tuy nhiên, những nhà thám hiểm của chúng ta mải mê với thế giới đầy thú vị của mình mà đôi khi quên mất rằng họ suất sắc đến nhường nào.
Người thuộc nhóm tính cách này cũng có khả năng thích ứng với thay đổi của cuộc sống và hiếm khi làm việc theo một kế hoạch định sẵn. Họ có thể thay đổi quan điểm để phù hợp với hoàn cảnh và luôn muốn sống chan hoà với mọi người.
“Những nhà thám hiểm muốn sống trong một thế giới nơi họ và tất cả mọi người được tự do sống theo cách của họ và không bị phán xét.”
Ngoài ra, ISFPs còn được xem là những người nghệ sĩ thực thụ. Tố chất sáng tạo kết hợp với tinh thần tự do khiến họ dễ dàng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật trong cuộc đời mình.
Và cuối cùng, tuy được xem là vô tư nhưng thực chất những người này cũng để ý đến cảm nhận của người khác. Họ có thể buồn bã nếu cảm thấy không được yêu thích hay công nhận.
Điểm mạnh và điểm yếu của người có tính cách ISFP
Điểm mạnh của nhóm tính cách ISFP
Có sức hấp dẫn
Người thuộc nhóm tính cách ISFP thường thoải mái và ấp áp. Với thái độ sống hết mình, họ tự nhiên trở nên nổi tiếng và được yêu thích. ISFPs mang đến sự dễ chịu và bầu không khí chan hoà cho mọi người xung quanh.
Nhạy cảm
Nhóm tính cách của những nhà thám hiểm dễ thấu hiểu cảm xúc của người khác. Họ đặt mình vào vị trí của người khác, sống hoà hợp và tránh xung đột. Đây là một điểm mạnh giúp họ trở nên năng suất khi làm việc nhóm.
Giàu trí tưởng tượng
Nhóm tính cách ISFP thấu hiểu sâu sắc nội tâm bên trong con người. Họ có thể đề xuất những ý tưởng táo bạo nói lên tiếng lòng của mọi người. Trí tưởng tượng phong phú cùng với đam mê khám phá giúp họ có những ý tưởng và giải pháp hay ho đến bất ngờ.
Say mê
Bên trong vẻ trầm tĩnh của những nhà thám hiểm là trái tim đong đầy say mê và nhiệt huyết. Họ sẽ hoàn toàn chìm đắm trong thế giới của những điều thú vị và không màng đến bất cứ thứ gì khác.
Tò mò
Họ thích tự mình khám phá một điều gì đó để có kết luận chắc chắn cho riêng mình. Họ không hẳn là những nhà khoa học. Nhưng với tầm nhìn nghệ thuật và nhân văn, họ mang trong mình phẩm chất cần có để giúp một nghiên cứu tiến xa hơn.
Tâm hồn nghệ sĩ
Những nhà thám hiểm thể hiện sự sáng tạo của họ theo các cách hữu hình và với vẻ đẹp lộng lẫy. Dù là sáng tác một bài ca, phác hoạ một cảm xúc, hay trình bày số liệu trên biểu đồ, họ có thể hình tượng hoá tất cả những gì chạm tới khán giả.
Điểm yếu của nhóm tính cách ISFP
Cực kì độc lập
Những nhà thám hiểm xem trọng quyền tự do ngôn luận. Những yếu tố cản trở như các quy định cứng nhắc và nguyên tắc truyền thống sẽ dễ gây áp lực với họ. Điều này có thể gây khó khăn cho họ trong môi trường học thuật và làm việc theo cấu trúc nhất định.
Không thể đoán trước được
Họ không hứng thú với những cam kết và kế hoạch lâu dài. Xu hướng né tránh lên kế hoạch cho tương lai sẽ tạo ra căng thẳng trong chuyện tình cảm và gánh nặng tài chính về sau của họ.
Dễ bị căng thẳng
Nhóm tính cách ISFP luôn sống ở hiện tại và hướng nội. Vì vậy khi hoàn cảnh bất ngờ thay đổi, họ dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Đặc biệt là nhóm ISFP-T (nhóm ISFP dễ thay đổi bất thường) sẽ có xu hướng khép mình và mất đi nét quyến rũ trong tính cách và khả năng sáng tạo.
Cạnh tranh quá mức
Họ có thể biến những điều nhỏ nhặt thành những cuộc tranh đua khốc liệt. Họ chấp nhận vinh quang trong hiện tại thay vì hướng tới thành công lâu dài. Và mội khi bị thua cuộc, họ sẽ rất buồn bã.
Lòng tự trọng dễ bị dao động
Đánh giá và thẩm định kỹ năng là cần thiết nhưng lại là một thử thách đối với sự nhạy bén và tính sáng tạo trong nhóm những nhà thám hiểm. Trong những năm đầu đời, nỗ lực của họ thường bị gạt bỏ. Họ cũng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những người không công nhận mình. Từ đó mất niềm tin vào bản thân.
Phân biệt giữa ISFP-A và ISFP-T
Dựa vào khía cạnh tính cách thứ 5 – Identity (nhận dạng), mỗi nhóm tính cách lại được chia ra làm hai nhóm nhỏ. Cụ thể, nhóm tính cách ISFP gồm có ISFP-A (assertive) và ISFP-T (turbulent).
Đều là những nhà thám hiểm, nhưng liệu hai nhóm nhỏ này có gì khác biệt?
Hiểu nghĩa của hai tính từ assertive (quyết đoán) và turbulent (bất ổn), có lẽ bạn cũng phần nào đoán được sự khác nhau của chúng.
Sau đây là một số đặc điểm khác biệt giúp bạn phân biệt hai nhóm tính cách trong ISFP:
- Nhóm assertive thường tự tin hơn turbulent. Họ có dấu hiệu của những extraverts trong việc tò mò và khám phá thế giới.
- Nhóm ISFP-T thường nhạy cảm và dễ bị căng thẳng hơn so với ISFP-A.
- ISFP-T có thể gặp khó khăn ngay trong chính vòng an toàn của họ. Trong khi đó, ISFP-A dễ dàng tận hưởng cuộc sống của riêng mình.
- Nhóm tính cách ISFP-A ít bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác hơn. Những người thuộc ISFP-T lại có thể làm tốt hơn khi cộng tác trong đội nhóm.
Những người có tính cách ISFP phù hợp với công việc gì?
Khao khát được tự do sáng tạo khiến cho những ISFPs không chấp nhận giới hạn bản thân trong một công việc với ý nghĩa đơn thuần. Tự do sáng tạo được đặt lên trên tất cả quyền lực, sự thịnh vượng, cấu trúc, hay thăng tiến.
Họ theo đuổi một cách thức thoả mãn trí tưởng tượng của mình và không bỏ lỡ cơ hội để thể hiện cá tính nghệ thuật của bản thân.
ISFPs là những người đam mê thử nghiệm và tạo nên xu hướng. Với suy nghĩ độc đáo, khát khao được là chính mình, cùng với tâm hồn tự do, họ có thể là những người nghệ sĩ, nhạc sĩ, hay nhiếp ảnh gia tài ba. Nói cách khác, các công việc liên quan đến sáng tạo sẽ phù hợp với nhóm tính cách này.
Một công việc hành chính “nine to five” (9 – 5) dường như không mấy lý tưởng với họ.
Những công việc phù hợp với ISFP
Dưới đây là những nghề nghiệp được cho là phù hợp nhất với nhóm tính cách ISFP. Danh sách không bao gồm tất cả trường hợp, và chỉ mang tính chất tham khảo chứ không giới hạn bất cứ ngành nghề nào.
Những công việc không phù hợp với ISFP
Tham khảo một số công việc không phù hợp với ISFP sau đây. Tuy nhiên, tương tự đối với danh sách công việc lý tưởng cho họ, những liệt kê sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn vẫn nên tìm hiểu kĩ để hiểu rõ tính cách và mong muốn của bản thân.
Kết
Trên đây là giới thiệu những đặc điểm cơ bản nhất về nhóm tính cách ISFP. Nếu bạn thuộc nhóm tính cách này, còn rất nhiều điều về chính bản thân mà chỉ khi tự mình khám phá bạn mới nhận ra được. Và hãy nhớ rằng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo là thế mạnh của bạn, nhưng đồng thời hãy lên kế hoạch cho những gì cần làm trong tương lai.
ENFJ |
ESFJ |
INFJ |
ISFJ |
ENFP |
ESFP |
INFP |
ISFP |
ENTJ |
ESTJ |
INTJ |
ISTJ |
ENTP |
ESTP |
INTP |
ISTP |
Nguồn tham khảo
- Trắc nghiệm tính cách Myers – Briggs
- All about the ISFP personality
- The best careers for ISFP
- 16 personalities