Tìm Hiểu Về Tích Cực Độc Hại Và Tác Động Của Nó Trong Môi Trường Làm Việc

Đã bao giờ bạn chia sẻ với ai đó rằng bạn đang cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống hoặc công việc hiện tại và nhận được một lời đáp rằng “Thôi đi, ngoài kia còn nhiều người khó khăn hơn bạn. Phải thấy may mắn vì còn có công việc để làm. Hãy lạc quan lên, sẽ ổn thôi”? Những lời động viên tích cực đó vô tình trở nên độc hại.

Tích cực độc hại là một hiện tượng hoặc trạng thái tích cực quá mức ngay cả trong những tình huống khó khăn. Kiểu suy nghĩ này có thể dẫn đến việc vô hiệu hóa cảm xúc và trải nghiệm thực sự của một người, cản trở quá trình chữa bệnh và thúc đẩy tâm lý “luôn vui vẻ” có hại.

Tích Cực Độc Hại Là Gì?

Tích cực độc hại (toxic positivity) là khái niệm đề cập đến sự tích cực quá mức và thiếu thực tế, trong đó các cá nhân không được khuyến khích thể hiện hoặc thừa nhận cảm giác và cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, họ chỉ tập trung vào những điều tích cực.

Điều này có thể dẫn đến việc kìm nén cảm xúc và làm con người gặp khó khăn trong việc xử lý và đương đầu với những thách thức trong cuộc sống. Tích cực độc hại không chỉ khiến chúng ta không cảm thấy tốt hơn mà còn hạn chế khả năng đối phó với những sự kiện tiêu cực và rủi ro.

Xem thêm:   Growth Mindset Là Gì? Các Bước Rèn Luyện Growth Mindset Hiệu Quả

Các Biểu Hiện Của Tích Cực Độc Hại

Mặc dù tích cực có thể có ích, nhưng không phải lúc nào nó cũng là điều cần thiết. Cái gì quá đo cũng không tốt, và tích cực quá mức cũng vậy. Những người tích cực độc hại thường không nhìn nhận hoặc không biết rằng họ đang mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, các biểu hiện của toxic positivity có thể dễ dàng nhìn ra.

Nếu bạn hoặc ai đó bạn quen biết có những biểu hiện sau đây, rất có thể đó là dấu hiệu của sự tích cực độc hại:

  • Che giấu cảm xúc thật.
  • Che giấu cảm xúc đau khổ của bản thân.
  • Cố gắng vượt qua khó khăn bằng cách nhồi nhét hoặc loại bỏ cảm xúc.
  • Cảm thấy tội lỗi về cảm giác của chính mình.
  • Chê bai hoặc chỉ trích người khác vì thể hiện sự thất vọng hoặc những điều tiêu cực.
  • Gạt bỏ cảm giác khó khăn của người khác.
  • Phớt lờ vấn đề hiện có của mình.
  • Đưa ra một viễn cảnh tồi tệ hơn với mong muốn xoa dịu tình hình thay vì tập trung vào trạng thái hiện tại của người khác.

Tích Cực Độc Hại Tại Nơi Làm Việc Sẽ Như Thế Nào?

Đằng sau những khẩu hiệu “good vibes only” trong môi trường làm việc có thể nhen nhóm và hình thành sự tích cực độc hại. Một người mang trong mình toxic positivity tại nơi làm việc có thể thường trích dẫn và tin vào những câu tích cực về những tình huống tồi tệ. Họ không quan tâm đến những đồng nghiệp đang gặp khó khăn.

Xem thêm:   Bản Lĩnh Là Gì? Cách Luyện Tính Bản Lĩnh Mạnh Mẽ

Đối với những người này, trong bất kỳ tình huống khó khăn nào, chỉ cần mỉm cười và cố gắng chăm chỉ hơn thì kết quả sẽ tốt đẹp. Họ không lắng nghe, không nhìn nhận và không thấu hiểu sự tình. Tích cực độc hại có thể khiến người ta trải qua gaslighting hay thao túng tâm lý. Họ cảm thấy tội lỗi vì cảm xúc tức giận của mình, đánh giá những cảm xúc “không tích cực” một cách méo mó. Điều này rất nguy hiểm nếu những người tích cực độc hại gặp khó khăn trong công việc, ảnh hưởng đến người khác.

Tích Cực Độc Hại Có Thể “Hạ Độc” Sức Khỏe Tinh Thần

Tích cực độc hại làm giảm giá trị những trải nghiệm của con người và khiến chúng ta cảm thấy không đúng khi rơi vào những trạng thái khó khăn. Những người trong trạng thái tích cực độc hại có thể kìm nén cảm xúc tiêu cực hoặc không thoải mái của họ thay vì thể hiện ra bên ngoài. Toxic positivity không cho phép họ trải qua những cảm xúc đó. Nó hạn chế sự cân bằng của hỉ, nộ, ái, ố. Tích cực độc hại có thể gây tổn hại đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của chúng ta.

Hãy nhớ rằng việc trải qua cảm giác tồi tệ là hoàn toàn bình thường. Khi gặp phải vấn đề, điều cần làm đầu tiên là nhìn nhận vấn đề, thừa nhận mặt tồi tệ để từ đó tập trung vào giải quyết vấn đề và tìm cách cải thiện tình hình.

Xem thêm:   Mối Quan Hệ Giữa Gu Âm Nhạc Và Tính Cách

Bình luận

viVietnamese