Feynman technique là gì? Phương pháp Feynman là một trong những phương pháp học tập được rất nhiều người tin dùng hiện nay. Kỹ thuật này giúp người học tiếp cận với các khái niệm mới một cách đơn giản và dễ hiểu hơn. Cùng Chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề khái niệm, ý nghĩa và cách thức hoạt động của kỹ thuật này trong bài viết dưới đây nhé.
Phương pháp Feynman là gì?
Feynman technique là gì? Khi nhắc đến các phương pháp học tập hiệu quả, chắc hẳn không thể không nhắc tới kỹ thuật Feynman. Đây là phương pháp học lý thuyết/ghi nhớ kiến thức được áp dụng rộng rãi, phát triển bởi nhà khoa học người Do Thái Richard Phillips Feynman.
Khi sử dụng kỹ thuật học tập này, bạn có thể hiểu các kiến thức một cách chuyên sâu hơn; cải thiện kỹ năng trình bày và tư duy phản biện; biết cách áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế; đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và kịp thời.
4 bước trong kỹ thuật Feynman bao gồm:
- Bước 1: Đọc và nghiên cứu ban đầu
- Bước 2: Viết và giải thích lại vấn đề
- Bước 3: Xác định những thông tin bị hổng
- Bước 4: Tổ chức lại và đơn giản hóa thông tin
Ý nghĩa của kỹ thuật Feynman
Nhà vật lý học Albert Einstein đã từng chia sẻ “nếu bạn không thể giải thích vấn đề một cách đơn giản thì bạn chưa hiểu đủ rõ”. Với kỹ thuật Feynman, bạn có thể giải thích các kiến thức, lý thuyết một cách đơn giản, dễ hiểu.
Giảng dạy được xem là một phương pháp hiệu quả để tiếp nhận và đưa thông tin vào tâm trí. Bên cạnh đó, bằng cách này người ta có thể kiểm tra một người có nhớ được kiến thức đã học hay không.
Kỹ thuật Feynman giúp con người ghi nhớ kiến thức bằng việc sử dụng các khái niệm liên kết và xây dựng. Người học cần sàng lọc, sắp xếp và tổ chức lại thông tin một cách đơn giản, và dễ hiểu nhất. Đồng thời, cũng cần chú ý đến các lỗi sai phổ biến.
Khi đối mặt với một chủ đề khó nhằn, để giải quyết chúng bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng và cố gắng giải thích nó bằng sự hiểu biết mình, chỉ có vậy bạn mới hiểu và ghi nhớ kiến thức lâu được.
Cách kỹ thuật Feynman hoạt động
Chọn một concept để học
Trước hết, bạn cần hãy xác định một chủ đề/khái niệm mà bạn cần học. Qua đây, bạn sẽ xác định điểm xuất phát và những kiến thức cần tập trung tìm hiểu.
Tiếp đó, hãy xây dựng một nền tảng kiến thức ổn định bằng việc tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan. Lúc này, bạn hãy giải thích thật dễ hiểu các thông tin, điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn.
Đọc thêm: Kỹ Năng Đọc Hiểu Giúp Bạn Tiến Bộ Vượt Bậc Trong Công Việc
Giải thích concept cho bản thân; chia sẻ với một người khác một cách dễ hiểu, đơn giản
Sau khi đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng các thông tin, bạn hãy viết những điều bạn hiểu về chủ đề đó bằng ngôn từ của mình. Bạn không cần quá quan tâm việc mình có đang viết đúng trình tự hay không, thay vào đó hãy tập trung liệt kê các thông tin mà bạn tiếp nhận được.
Không cần phải sử dụng những từ ngữ cao siêu, bạn hãy cố gắng diễn đạt bằng ngôn từ của mình sao cho thật dễ hiểu. Điều này có thấy bạn đã có những hiểu biết nhất định về chủ đề này.
Bên cạnh đó, bạn cũng thể giải thích điều này với bạn bè của mình. Khi bạn có thể giải thích và giúp người khác hiểu về một vấn đề cụ thể, cũng đồng nghĩa với việc bạn đã hiểu một cách cặn kẽ vấn đề đó.
Quay trở lại với dữ liệu ban đầu nếu bạn gặp bế tắc
Ở bước này, bạn hãy xem xét kỹ lưỡng những vấn đề bạn còn nhầm lẫn hoặc bỏ sót chúng. Tiếp đó, hãy dành thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu lại các tài liệu liên quan để giải đáp những điều bạn còn nhầm lẫn.
Đây là một cách làm hiệu quả để bạn lấp đầy các lỗ hổng kiến thức và mở rộng vốn hiểu biết của mình. Bạn biết đấy, khi một người học nhiều hơn thì năng lực tiếp thu của họ cũng sẽ tăng lên.
Đọc thêm: Cải Thiện “Não Cá Vàng” Với 9 Phương Pháp Ghi Nhớ Đỉnh Cao
Đơn giản hóa các giải thích và tạo các phép loại
Tác giả của kỹ thuật ghi nhớ này cho biết, khi con người ôn tập và xem xét lại các vấn đề chưa hiểu một cách kỹ lưỡng sẽ giúp nâng cao hiệu quả học tập. Bạn biết đấy, những thiếu sót vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn cho rằng lời giải thích của mình đã thật sự dễ hiểu và trôi chảy.
Bắt đầu lại với bước đầu tiên, tìm hiểu kỹ càng về vấn đề một lần nữa và chú ý đến những lỗi thường gặp. Khi bạn giải thích về chủ đề càng ngắn gọn và dễ hiểu là bạn đã thực sự hiểu vấn đề và đang mở rộng vốn kiến thức của mình.
Kỹ thuật ghi nhớ này sẽ trở nên hiệu quả hơn nữa nếu người thực hiện kiên trì thực hiện lặp lại các bước.
Các phương pháp học có thể áp dụng phương pháp Feynman
Dưới đây là một vài phương pháp học tập khi kết hợp với kỹ thuật Feynman sẽ giúp nâng cao hiệu quả học tập.
- Phương pháp lặp lại ngắt quãng (spaced repetition): Như Chúng tôi vừa chia sẻ trong phần trên, kỹ thuật Feynman sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu người học kiên trì thực hiện các bước trong quy trình. Do đó, việc kết hợp với phương pháp lặp lại ngắt quãng sẽ giúp nâng cao hiệu quả học tập chung.
- Phương pháp chủ động gợi nhớ: Điều này được hiểu là khi người học tự kiểm tra kiến thức của mình mà không được mở vở, hay tài liệu liên quan. Qua đây, bạn có thể kiểm tra xem bản thân có thể nhớ được bao nhiêu thông tin/kiến thức để xác định những phần cần bổ sung và học lại.
- Phương pháp Quả cà chua: Để quá trình học tập được hiệu quả, bạn cần quản lý thời gian và các yếu tố bên ngoài một cách hiệu quả để tránh bị phân tâm.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về phương pháp Feynman mà Chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết trên bạn đã có thể hiểu hơn về kỹ thuật học tập phổ biến này, đồng thời giúp bạn có định hướng học tập hiệu quả hơn.
Nếu bạn có thêm bất kỳ đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Chúng tôi và mọi người cùng biết nhé.