Bí quyết vượt qua khủng hoảng đại dịch cho thế hệ Z ở Việt Nam?

Chúng ta đang trải qua sự kiện dịch tễ có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới mang tên Covid-19. Mỗi người trong chúng ta, dù ở bất kỳ tầng lớp xã hội hay độ tuổi nào đi chăng nữa, cũng đều nhận thấy rõ những tác động của đại dịch đến nhận thức và đời sống.

Nhưng có một nhóm người có lẽ sẽ cảm thấy khó khăn hơn cả khi phải tập làm quen với những điều “bình thường mới” trong thời buổi đại dịch. Đó chính là Gen Z!

Là thế hệ Gen Z ở Việt Nam, thế hệ được mong chờ sẽ mang lại những bước đột phá lớn cho đất nước, bạn đã làm gì để vượt qua khủng hoảng toàn cầu này?

Covid-19 và những tác động đến thế hệ Z ở Việt Nam

Tác động đến sự phát triển bản thân

Thế hệ Z ở Việt Nam đang ở giai đoạn được “nung nấu và tự luyện” về kiến thức, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng xã hội để phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã mang lại không ít khó khăn trong công tác đào tạo giáo dục. Không chỉ ở lứa tuổi học sinh, mà cả những Gen Z đời đầu đang chuẩn bị chinh phục các hoài bão sự nghiệp cũng gặp không ít trở ngại.

Một sự thay đổi lớn trong phương thức giáo dục có thể đến đầu tiên chính là đào tạo trực tuyến. Việc học tập giờ đây chỉ có thể thông qua các thiết bị điện tử.

Mặc dù đây là cách duy nhất để duy trì tiến độ giáo dục trong thời buổi dịch bệnh, nhưng nó mang lại không chỉ khó khăn trong tương tác giữa thầy và trò, mà còn hạn chế các giá trị của hoạt động học tập và giao tiếp xã hội.

Ở khía cạnh kinh tế, với những Gen Z đời đầu đang chuẩn bị hoặc mới tham gia vào thị trường việc làm, họ bỗng chốc bị rơi vào những ngày giãn cách kéo dài.

Họ đang ở giai đoạn đầu của sự nghiệp và bây giờ phải đối mặt với thị trường việc làm đầy biến động và các cơ hội giảm đáng kể do nhiều công ty đồng loạt ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.

Xem thêm:   Kỹ Năng Giao Tiếp Qua Điện Thoại: 10 Nghệ Thuật Không Nên Bỏ Qua

Sự đảm bảo về công việc dường như là rất thấp. Họ gặp khó khăn trong việc tìm được một công việc như ý, cảm thấy áp lực và lạc lối.

Tác động về tâm lý

Khi chưa biết cách vượt qua khủng hoảng vì ở tuổi đời còn khá trẻ, Gen Z đa phần cảm thấy rất thất vọng với bản thân vì nhiều dự định bất chợt không thể thực hiện.

Những hệ quả để lại của đại dịch không chỉ xoay quanh khả năng học tập hay được tuyển dụng. Nó còn liên quan đến bản sắc, ước mơ và khát vọng, giá trị bản thân và mức độ hài lòng của thế hệ Z ở Việt Nam.

Những kế hoạch to lớn như vào đại học hoặc đi du học, những trải nghiệm xã hội đáng nhớ của cuộc sống đại học, hay tìm kiếm được một công việc tốt và được đi làm đều ít nhiều bị ảnh hưởng.

Có lẽ vì vậy mà “tự vấn”, “trầm cảm” hay “vô định” là những cụm từ đã quá quen thuộc khi liên tục được nhấn mạnh trên các mặt báo để nói về tâm lý của người trẻ trong thời gian gần đây.

Chúng vừa là lời khẳng định, vừa là lời cảnh báo. Đã đến lúc thế hệ Z ở Việt Nam tìm cách vượt qua khủng hoảng đầu đời này, trước khi bị cơn sóng dữ nhấn chìm.

Luôn phải có “kế hoạch B” cho mọi dự định

Điều đầu tiên mà thế hệ Z ở Việt Nam cần phải làm quen dần trong thời buổi đại dịch chính là học cách chấp nhận những điều “không chắc chắn”. Hãy luôn sẵn sàng cho mọi sự thay đổi chớp nhoáng mà những tác động xã hội bên ngoài mang lại.

Phần lớn những cú sốc ập đến trong giai đoạn dịch bệnh đều xảy ra với những ai không có sự phòng bị.

Bạn sẽ cần phải có tư duy lập kế hoạch cho cuộc sống của mình. Điều này đặc biệt cần thiết trong việc lập kế hoạch cho nhiều lựa chọn, đưa ra các phương án dự phòng, cũng như xác định mức độ linh hoạt trong mỗi kế hoạch của bạn.

Để tránh lạc vào khoảng không vô định trong những sự kiện bất thường của tương lai, bạn buộc phải có những kế hoạch B trong đời sống và tài chính để sẵn sàng đối đầu và vượt qua khủng hoảng.

Xem thêm:   10 Cụm Từ Tiếng Anh Khiến Bạn Trở Nên “Kém” Thông Minh Hơn Trong Mắt Người Nghe

Bớt khắt khe với bản thân hay một dự định nào đó

Một tư duy linh hoạt khi thực hiện mọi kế hoạch cũng là một yếu tố cần thiết khi phải đối mặt với những bấp bênh và biến động không thể dự đoán trước.

Nó sẽ giúp bạn nhận biết khi nào cần phải từ bỏ hoặc hoãn lại những kế hoạch không thể thực hiện được trong thời buổi khó khăn này.

Nếu bạn luôn cố chấp với một ý tưởng hoặc dự định nào đó, có lẽ bạn sẽ không cho mình nhiều cơ hội để suy nghĩ về bất kỳ khả năng khả thi nào khác.

Từ đó, bạn đã vô hình chung thu hẹp lại suy nghĩ và quan điểm của mình, rằng không có con đường hoặc lựa chọn nào khác cho bạn.

Điều này chắc chắn sẽ mang lại những áp lực và căng thẳng của việc phải thành công với một việc gì đó. Và khi không thể thực hiện được, bạn sẽ thất vọng về bản thân mình và cảm thấy lạc lối khi không biết làm gì tiếp theo.

Vì vậy, lời khuyên là hãy luôn giữ cho nhận thức của mình được linh hoạt, đừng quá khắt khe hay chấp niệm với một phương án nào đó một cách tuyệt đối!

Liên tục làm mới bản thân

Đại dịch giúp chúng ta nhận ra rằng xã hội đòi hỏi từ ta nhiều hơn những gì ta từng nghĩ. Chỉ những người mang lại được nhiều giá trị nhất mới được giữ lại khi công ty đang gặp khó khăn. Chỉ những người chịu khó tìm tòi và thay đổi mới dễ dàng làm quen được với những phương thức học tập và làm việc mới.

Vì vậy, thế hệ Z ở Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự đào thải của xã hội bất kỳ lúc nào nếu bạn không chấp nhận đổi mới bản thân.

Lời khuyên ở đây là: hãy luôn nâng cấp cả về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, lẫn các mối quan hệ xã hội.

Đây là lúc bạn có thể khai thác mạng lưới bạn bè hay người thân; hoặc suy nghĩ về các khóa học tiềm năng bạn có thể theo học; tạo ra một sở thích mới mà bạn hứng thú theo đuổi.

Xem thêm:   Leadership trong kinh doanh: Sự lãnh đạo tuyệt vời và cách trở thành một người đi đầu

Nếu có thể, hãy suy nghĩ về những ý tưởng kinh doanh bạn có thể làm tiếp theo, hoặc xem xét những cơ hội mà bạn có thể chưa từng nghĩ tới.

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

Bạn đã nhận ra tầm quan trọng của sức đề kháng trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành hay chưa? Hãy tập luyện thể thao và ăn uống điều độ, xây dựng một thể trạng tốt không chỉ để đề phòng dịch bệnh, mà còn cho một tương lai khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần cũng cần được ưu tiên. Hãy nói ra những khó khăn của bạn cho những người xung quanh để nhận được những lời khuyên và chia sẻ hữu ích.

Dám rời khỏi vùng an toàn

Nhiều bạn trẻ có xu hướng thu mình lại khi phải đương đầu với những khó khăn. Nhưng đây lại là lúc bạn cần thể hiện mình nhất.

Đừng vì một kế hoạch không thực hiện được mà nghĩ bản thân mình là kẻ thất bại. Hãy nghĩ đến những cơ hội mới, khai thác những khía cạnh mới trong con người bạn.

Chẳng hạn như, không ít những bạn trẻ đã chia sẻ về câu chuyện đổi ngành nghề vì họ nhận ra những điều phù hợp hơn cho mình sau khoảng thời gian giãn cách.

Nhiều bạn cũng tìm ra những con đường mới, như quay vlog hay video để giới thiệu về một kỹ năng đặc biệt của bản thân. Một số bạn quyết định làm podcast chia sẻ về những trải nghiệm của mình trong thời buổi đại dịch.

Vì vậy, đừng chờ đợi mãi vùng an toàn hay ổn định. Hãy tự đi tìm những điều tốt nhất cho mình trong một thế giới biến động không ngừng.

Đừng tốn thời gian để cảm thấy buồn hay thất vọng vì những điều ấy không giúp bạn vượt qua khủng hoảng. Chỉ có hành động và tư duy chủ động mới tiếp thêm sức mạnh để bạn chiến thắng khó khăn.

Hãy luôn sống đúng tinh thần của thế hệ Z ở Việt Nam, dám đương đầu và chấp nhận mọi thử thách!

Đăng bởi MH Group

Bình luận

viVietnamese