Bỏ Túi Những Cách Tiết Kiệm Tiền Hiệu Quả Dành Cho Bạn

Có bao giờ bạn “bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác đến bật ngửa” không biết bằng cách nào mà tiền tiết kiệm chưa đầy một tháng đã vơi đi đáng kể? Ngay cả khi bạn không có những khoản chi lớn như đi du lịch hay viện phí chăm sóc sức khỏe, vậy mà vẫn không rõ tiền của mình đã đi về đâu. Đó là do bạn chưa tìm được cách tiết kiệm tiền hiệu quả đấy thôi!

Chỉ cần thay đổi một vài thói quen theo hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá đấy!

Vì sao cần học cách tiết kiệm tiền hiệu quả?

Tiết kiệm là xây dựng quỹ dự phòng kịp thời để ứng biến với các tình huống bất ngờ và không may có thể xảy ra như bệnh tật, hư xe,… Mỗi người sẽ cách tiêu tiền khác nhau, song tìm được cách tiết kiệm tiền hiệu quả sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích không ngờ:

  • Cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình.
  • Hạn chế việc bị phụ thuộc và trở thành con nợ.
  • Có khoản dự phòng trước những tình huống khó khăn, bất ngờ.
  • Chi tiêu thoải mái hơn trong cuộc sống và giúp cải thiện sức khỏe tinh thần.
  • Hạn chế việc nản chí, mất động lực vì… làm hoài chẳng thấy dư!

Các cách tiết kiệm tiền đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Vậy đâu mới thật sự là cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất để bạn có thể hưởng được bấy nhiêu lợi ích bên trên?

Chúng tôi sẽ gợi ý bạn một vài “mẹo nhỏ” tiết kiệm nhưng tác động “không hề nhỏ” sau đây nhé!

Mẹo #1: Đặt ra mục tiêu tiết kiệm dài hạn

Có một sự thật phũ phàng: Bạn sẽ chẳng bao giờ có cách tiết kiệm tiền hiệu quả nếu bạn chưa có ý thức tiết kiệm. Những câu nói “Hết hôm nay thôi”, “Mai rồi tiết kiệm”,… chính là cám dỗ khiến bạn sa vào cái bẫy của tiêu dùng sa đọa.

mục tiêu tiết kiệm dài hạn

Chính vì thế, hãy đặt ra mục tiêu tiết kiệm cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Mục đích tối thượng của việc lên kế hoạch cũng tương tự như việc dò đường trước khi bắt đầu chuyến đi. Khi đã nắm rõ đường đi nước bước, việc tiết kiệm sẽ trở nên dễ dàng và có tính kỷ luật cao hơn.

Xem thêm:   Học Cách Thuyết Phục Khách Hàng – Bí Quyết Để Khách Hàng “Say Yes” Với Sản Phẩm Nhanh Hơn

Mẹo #2: Cố định khoản chi trả hàng tuần

Trong mỗi tháng, bạn sẽ có những khoản thu và khoản chi nhất định. Những khoản thu vào thì thường cố định (lương cứng, tiền ba mẹ gửi hàng tháng, đi làm thêm,…), song khoản chi thì sẽ luôn biến thiên.

Hàng tuần, bạn chỉ nên cho phép bản thân sử dụng một số tiền cụ thể để chi trả cho các khoản cố định (có thể là 5-10% tùy vào nhu cầu hàng tháng). Nếu tháng đó lượng chi tiêu vượt mức quá nhiều, bạn cần nghiêm túc xem xét lại các khoản tiêu, đồng thời đánh giá mức độ cần thiết để lên kế hoạch cắt giảm hợp lý.

Nhờ vậy, bạn sẽ dễ dàng làm chủ các khoản thu – chi dễ dàng, từ đó có cách tiết kiệm tiền hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn cũng sẽ cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi ra quyết định chi tiêu.

Mẹo #3: Ghi chép kiểm soát thu nhập và chi tiêu

Ghi chép chi tiêu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm trong sổ sẽ giúp bạn nắm được dòng tiền của mình. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về nhu cầu chi tiêu của bản thân.

Đầu tiên, bạn hãy xác định tổng số thu trong hàng tháng của bản thân. Sau đó, hãy ghi chép hết tất tần tật mọi khoản chi: từ những khoản tiêu vặt như mua cà phê, mua đồ ăn,… cho đến tiền nhà, tiền điện nước. Thậm chí chi phí gửi xe công cộng bạn cũng nên ghi vào.

Khi có đủ dữ liệu, hãy phân loại và gộp chúng thành từng nhóm để biết dòng chảy tiền chi nhiều vào đâu.

Mẹo #4: Tích tiểu thành đại

Một trong những cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất mà đa phần chúng ta đều vô tình ngó lơ chính là: Tích tiểu thành đại. Những khoản dư nhỏ nhặt như tiền thừa khi mua sắm, ăn uống,… nếu được tích trữ mỗi ngày sẽ trở thành một số tiền lớn hơn bạn nghĩ.

Xem thêm:   Năng Lực: Bí Quyết Phát Triển Cái Gì Mà Không Cần Muốn?

tích tiểu thành đại

Đối với các khoản chi như điện, nước, bạn nên kiểm tra hóa đơn thường xuyên để phát hiện và điều chỉnh kịp thời cách sử dụng sao cho không lãng phí. Nhờ vậy, bạn không chỉ tiết kiệm tiền phục vụ chi tiêu cá nhân mà còn góp phần tác động tích cực lên môi trường thông qua việc tiết kiệm năng lượng cho cộng đồng nữa đấy.

Mẹo #5: Tâm tỉnh táo, ví “không đau”

Có một sự thật là những món đồ lặt vặt như: quần áo, phụ kiện, ly nước, khung ảnh… rất dễ khiến ta chi tiền dưới ánh đèn lấp lánh của cửa hàng hay những bảng hiệu “giảm giá” đầy hấp dẫn.

Chính vì thế, tâm cần phải thật sự tỉnh táo và cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua những món đồ chỉ vì thấy thích. Hãy tự hỏi bản thân mình, món đồ này có thực sự hữu ích không; mình có gặp khó khăn khi thiếu nó hay không.

Hay khi mua sắm trên các sàn điện tử, hãy lên danh sách các món mình muốn mua trước khi vào ứng dụng. Bằng không, bạn cũng sẽ “lạc” vào thiên đường mua sắm online và sẽ chẳng kiểm soát được ví tiền của mình đâu.

Bên cạnh đó, hãy học cách sử dụng voucher, coupon khuyến mãi để giảm thiểu chi phí nữa nhé!

Mẹo #6: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi thực sự cần

Thẻ tín dụng thật thần kỳ, kể cả khi không có tiền trong đó; bạn vẫn mua được những gì mình muốn! Những lời quảng cáo này khiến bạn cảm thấy thật hấp dẫn đúng không?

Kỳ thực, đó là một cái bẫy tâm lý khiến bạn cứ ngỡ trong tài khoản tiết kiệm của mình còn nhiều tiền và chi tiêu không có kiểm soát. Vì thế, giải pháp cho cách tiết kiệm hiệu quả nhất ở đây chính là sử dụng tiền mặt và cố gắng chỉ rút vừa đủ số tiền cần xài của mỗi tháng từ thẻ.

Xem thêm:   Networking Là Gì? Cách Để Phát Triển Network Khi Còn Là Sinh Viên

Mẹo #7: Hủy các gói dịch vụ không cần thiết

Các dịch vụ như đăng ký 4G hàng tháng, Netflix, mua ứng dụng online theo tháng,… tưởng chừng “vô hình” nhưng cũng là một trong những kẻ thù của tiết kiệm!

Mỗi cuối tháng, hãy tự ngẫm tuần suất sử dụng các gói dịch vụ ấy. Dù rằng tất cả những dịch vụ bạn chi tiền đều hữu ích, nhưng hãy chắc chắn mình sử dụng hết để không lãng phí. Đừng ngại kiểm tra các hóa đơn, đặc biệt là hóa đơn online để cắt bỏ những dịch vụ mà mình không dùng tới nhé!

Mẹo #8: Học cách đầu tư

Thay vì chỉ gửi tiết kiệm trong ngân hàng, hãy phân bổ nhiều khoản tiền để sử dụng cho các mục tiêu khác. Đầu tư cũng là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả đấy!

Việc đầu tư sẽ giúp lượng tiền luôn tăng và tránh nguy cơ mất giá so với gửi tiết kiệm. Đầu tư vào một kênh hay một thị trường phù hợp sẽ giúp bạn có thêm nguồn thu nhập, từ đó duy trì dòng tiền cho bản thân.

Mẹo #9: Tiết kiệm tự động thông qua dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng

Nếu bạn là người không ưa mạo hiểm, gửi tiết kiệm qua các dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng cũng là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả.

Người Nhật thường gửi khoảng 20% thu nhập của mình vào tài khoản tiết kiệm ngân hàng. Vừa tránh được việc giữ quá nhiều tiền mặt trong tay, vừa có thêm lãi suất từ ngân hàng. Thật tuyệt vời phải không nào?

Nhưng hãy nhớ gửi tiết kiệm vào những gói có thể tất toán sau 6 tháng đến 1 năm và chỉ gửi những khoản tiền chưa cần dùng đúng, tránh việc rút tiền tiết kiệm cấp bách.

Bình luận

viVietnamese