Các Kênh Social Media Đa Dạng để Thúc Đẩy Hoạt Động Marketing Online Của Bạn

Bạn đã biết được bao nhiêu nền tảng mạng xã hội có thể phục vụ cho mọi nhu cầu của người làm marketing?

Nhắc đến các kênh social media, nhiều bạn nghĩ ngay đến Facebook, Instagram, hay Tiktok. Tuy nhiên, chỉ chừng ấy thôi là chưa đủ. Hệ sinh thái mạng xã hội vô cùng rộng lớn mà có lẽ bạn vẫn chưa khám phá hết đâu.

Hãy cùng theo dõi những gợi ý dưới đây để có một câu trả lời hoàn thiện nhất cho mình nhé!

Nền tảng mạng xã hội âm thanh

  • Ví dụ: Spotify, OnMic, Soundcloud, Clubhouse, Discord, Twitter Spaces
  • Mục đích sử dụng: Nghe những cuộc trò chuyện trực tiếp hoặc được thu sẵn, bàn luận về những kiến thức liên quan đến nhu cầu của người nghe.

Một lợi thế lớn khi sử dụng các kênh social media âm thanh chính là thu hút được sự tập trung cao độ từ những người nghe. Không bị nhiễu loạn bởi quá nhiều hình ảnh, màu sắc hay các hiệu ứng phần nhìn, những nội dung mà bạn thảo luận sẽ được khán giả chú tâm nghiền ngẫm.

Thông qua những câu chuyện được thể hiện hấp dẫn bằng âm thanh và giọng nói, bạn có thể xây dựng một thương hiệu cá nhân thông qua cách truyền tải sống động.

Nền tảng mạng xã hội video

  • Ví dụ: Youtube, Tiktok, Vimeo
  • Mục đích sử dụng: Đăng tải và xem nội dung ở định dạng video

Các kênh social media chuyên về video là một công cụ tuyệt vời để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu và đưa sản phẩm vào cuộc sống theo một cách riêng sinh động hơn.

Xem thêm:   FOMO Marketing – Nghệ Thuật Marketing Hiệu Quả Dựa Trên Tâm Lý Sợ Bỏ Lỡ Của Khách Hàng

Sự kết hợp của hình ảnh, âm thanh và các hiệu ứng đi kèm đặc biệt hữu dụng trong việc thu hút sự chú ý và khiến người xem tò mò, quan tâm tới nội dung được truyền tải; điều mà hình ảnh tĩnh hoặc phần chữ khó có thể làm được nếu đứng một mình.

Nền tảng mạng xã hội hình ảnh

  • Ví dụ: Instagram, Pinterest, Tumblr
  • Mục đích sử dụng: Đăng tải và xem nội dung ở định dạng hình ảnh

Trái ngược với các kênh social media chuyên về định dạng video, các nền tảng trên lại chủ yếu được sử dụng cho các nội dung được thể hiện dưới dạng hình ảnh.

Chúng có thể được sử dụng như một cuốn catalogue trực tuyến giúp bạn lưu trữ và truyền tải những hình ảnh về sản phẩm hay dịch vụ của mình tới những người theo dõi.

Thêm vào đó, nếu bạn mong muốn có những ý tưởng đồ họa đặc sắc thì các kênh social media này cũng có thể là nguồn tài nguyên khổng lồ để bạn tham khảo nữa đấy!

Nền tảng / Tính năng cho bài đăng 24h

  • Ví dụ: Snapchat, Instagram Story, Facebook Story, LinkedIn Stories
  • Mục đích sử dụng: Đăng tải các nội dung nhanh chóng, bắt kịp sự kiện cho người theo dõi trong vòng 24h

Những năm gần đây, xu hướng mới trên hầu hết các kênh social media là thực hiện những nội dung ngắn và chỉ tồn tại trong vòng 24h.

Những định dạng story 24h này rất phù hợp cho việc đăng tải các nội dung “ăn liền” nhằm bắt kịp một xu hướng hoặc diễn biến của một sự kiện nào đó. Hầu hết chúng luôn mang lại cảm giác chân thực, ít bóng bẩy và gần gũi với khán giả.

Xem thêm:   Marketing Xanh: Chiến Lược Thực Thi Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Bạn hoàn toàn có thể dùng công cụ hữu ích này để cập nhật về những khía cạnh khác của doanh nghiệp, như văn hóa công ty, chuyện hậu trường, các chương trình khuyến mãi có giới hạn, giới thiệu về nhân sự nổi bật hay thăm dò ý kiến của người xem về một điều gì đó.

Diễn đàn thảo luận

  • Ví dụ: Reddit, Quora (hoặc bất cứ các diễn đàn nào dành riêng cho từng chủ đề cụ thể)
  • Mục đích sử dụng: Đặt và trả lời câu hỏi, kết nối và hình thành cộng đồng để bàn luận xung quanh các chủ đề thích hợp và dựa trên sở thích cá nhân.

Có thể bạn chưa từng áp dụng nhưng việc marketing trên các diễn đàn thảo luận là hoàn toàn có thể.

Bạn làm được điều đó bằng cách cung cấp những thông tin hữu ích tới những khách hàng tiềm năng của mình khi họ hỏi về một vấn đề nào đó liên quan tới lĩnh vực của bạn trên các diễn đàn.

Điểm cộng là bạn có thể chia sẻ thông tin về thương hiệu và sản phẩm trong câu trả lời của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mục tiêu chính vẫn là giúp người hỏi giải quyết được vấn đề của họ.

Trở thành một người dùng hữu ích và sẵn sàng đóng góp những khía cạnh chuyên môn cũng là một cách khiến nhiều người biết tới các sản phẩm và thương hiệu của bạn.

Xem thêm:   Các Chỉ Số Đo Lường Hiệu Quả Marketing Trên Social Media Bạn Nên Biết

Nền tảng / Tính năng cho việc trao đổi mua bán

  • Ví dụ: Shopify, Facebook Marketplace, Instagram Shops
  • Mục đích sử dụng: Nghiên cứu thị trường và mua sản phẩm trực tiếp thông qua các nền tảng truyền thông xã hội.

Tận dụng các tính năng thân thiện với thiết bị di động được tích hợp sẵn, các kênh social media này cho phép khán giả mua hàng mà không cần phải rời khỏi ứng dụng mạng xã hội.

Ngay cả khi người xem không thích mua hàng trên các nền tảng truyền thông xã hội hoặc cần nhiều thời gian tìm hiểu hơn, các nền tảng hoặc tính năng mua sắm này vẫn có thể cho phép bạn gắn thẻ sản phẩm, thêm thông tin các sản phẩm liên quan và tăng lưu lượng truy cập vào trang web được liên kết.

Nền tảng mạng xã hội doanh nghiệp

  • Ví dụ: Linkedin
  • Mục đích sử dụng: Giới thiệu về doanh nghiệp, tuyển dụng và kết nối với các khách hàng doanh nghiệp tiềm năng

Các kênh social media dành cho doanh nghiệp cung cấp nhiều cách sử dụng tiềm năng, chẳng hạn như tuyển dụng, xây dựng các mối quan hệ B2B (Business-to-Business), và kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.

Đây cũng là nơi khách hàng tiềm năng nhìn nhận về văn hóa công ty, cũng như các hoạt động vì cộng đồng được thực hiện bởi doanh nghiệp của bạn.

Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy click ngay vào hashtag Marketing bên dưới để cập nhật những bài viết mới nhất về ngành Marketing nhé!

Bình luận

viVietnamese