Cải thiện “Não Cá Vàng” Với 9 Phương Pháp Ghi Nhớ Đỉnh Cao

Tình trạng lúc nhớ lúc quên có lẽ không còn là hiện tượng hiếm gặp ở giới trẻ nữa. Có một sự thật rằng phần lớn các bạn trẻ ngày nay rất hay nhớ nhớ – quên quên từ độ tuổi khá sớm. Và việc này chắc chắn đã dẫn đến những sự việc dở khóc dở cười trong công việc, học tập, và cuộc sống thường ngày.

Để có thể khắc phục căn bệnh “não cá vàng” này, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp ghi nhớ đỉnh cao và hiệu quả. Từ đó, tình trạng hay quên sẽ không còn là một chướng ngại khổng lồ nữa.

Kỹ năng ghi nhớ là gì?

Trước khi đến với các phương pháp ghi nhớ hiệu quả, hãy cùng MH Group tìm hiểu về kỹ năng ghi nhớ. Ghi nhớ là quá trình đưa thông tin, dữ liệu vào ý thức; từ đó gắn các dữ liệu đó với nội dung và kiến thức đang tồn tại.

Khả năng ghi nhớ được quyết định bởi hành động và được chia thành hai loại:

  • Ghi nhớ không chủ đích: dữ liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên mà không cần dùng thủ thuật hay nỗ lực. Những thứ sáng tạo hay tạo xúc cảm mạnh mẽ thường khiến quá trình ghi nhớ diễn ra dễ dàng hơn.

  • Ghi nhớ có chủ đích: ghi nhớ với mục đích, dự định từ trước, có thể cần đến động lực hoặc phương pháp nhất định.

Khả năng ghi nhớ quyết định phần rất lớn trong hiệu suất công việc của bạn, không chỉ trong sự nghiệp mà cả cuộc sống riêng.

Các phương pháp ghi nhớ đỉnh cao

Nếu đã hay quên như vậy, làm thế nào để bạn có thể cải thiện tình trạng này? Cùng MH Group điểm qua các phương pháp ghi nhớ hiệu quả dưới đây.

1. Tập trung cao độ

Giữ được sự tập trung của bản thân vào một việc cụ thể nào đó có thể duy trì sự chú ý ngay cả xung quanh bạn sẽ rất ồn ào và bị ngắt quãng sẽ giúp bạn rèn luyện một trí nhớ tốt.

Một trong các cách ghi nhớ nhanh và lâu bắt đầu từ việc bạn giữ bản thân tập trung cao độ vào một việc cụ thể. Mặc dù multi-tasking là khả năng được đánh giá cao và chúng ta nên rèn sự tập trung bằng cách thay đổi thói quen hàng ngày, bạn cũng không nên ôm đồm quá nhiều việc một lúc.

Xem thêm:   Xây dựng Tác Phong Chuyên Nghiệp Tại Nơi Làm Việc

Việc bạn dồn hết sự tập trung vào một việc, chẳng hạn như một cuốn sách, một bộ phim hay podcast, bạn sẽ dần ghi nhớ được nhiều hơn. Kể cả khi xung quanh rất ầm ĩ và bạn có thể bị ngắt quãng, hãy cố gắng tập trung hết sức có thể.

Tập trung cao độ cũng giúp bạn thoát khỏi các cơn buồn ngủ khi đi làm. Đây là cách để không buồn ngủ trong những cuộc họp hay lớp đào tạo nội bộ buồn chán ở công ty.

tập trung cao độ là cách ghi nhớ nhanh và lâu

2. Chủ động gợi nhớ

Còn được gọi là phương pháp active recall, đây là cách ta phải bắt buộc lấy kiến thức ra khỏi bộ não để có thể ghi nhớ bằng cách trả lời câu hỏi.

Để thực hiện phương pháp ghi nhớ này, bạn cần tạo nên bộ câu hỏi về vấn đề hoặc bài học mà bạn cần học thuộc, ghi nhớ. Bạn có thể coi cách này là phiên bản cao hơn của những câu hỏi tóm tắt bài học trong sách giáo khoa.

Ví dụ, khi đặt ra đề tài chung như “Enneagram là gì?”, bạn có thể đi sâu vào các câu hỏi về định nghĩa trắc nghiệm tính cách này, sau đó là các kiến thức chi tiết hơn về từng loại tính cách.

Bạn hãy vào vai người tò mò và thật sự muốn tìm hiểu để có thể tạo nên bộ câu hỏi đáp đầy đủ thông tin và chất lượng. Tự hỏi và trả lời để chủ động ghi nhớ thông tin bạn đã biết là phương pháp ghi nhớ siêu tốc hiệu quả hơn bạn tưởng.

3. Lặp lại ngắt quãng

Đây còn được gọi là phương pháp spaced repetition (SRS).

Trong quá trình học, khi đã quên thì chỉ có cách ôn lại mới có thể ghi nhớ. Nhưng ôn với tần suất thế nào và thời điểm ra sao thì mới hợp lý?

Ví dụ trong việc học, nếu bạn ôn bài với thời điểm cách nhau quá lâu thì sẽ phải nhớ lại từ đầu và việc này rất mất thời gian.

Theo phương pháp ghi nhớ lặp lại ngắt quãng, thời điểm ôn bài hợp lý nhất là khi bạn bắt đầu quên những gì đã được học. Bằng cách này, trong những lần ôn bài sau, thời gian bạn quên đi cùng một kiến thức sẽ dài hơn và bạn sẽ không phải ôn thường xuyên như trước. Càng về sau, đường quên lãng sẽ chuyển sang hình dốc thoải thay vì dốc đứng.

Xem thêm:   Kỹ Năng Thu Thập Và Xử Lý Thông Tin –  Bí Quyết Thành Công Trong Thời Đại Số 

phương pháp ghi nhớ bằng hình ảnh và sự vật

4. Liên tưởng

Chúng ta thường dễ nhớ những gì mình đã biết rõ và gặp khó khăn với những vấn đề lần đầu gặp phải. Và để có thể ghi nhớ những điều mới, phương pháp liên tưởng rất hữu ích để sử dụng. Bạn có thể móc nối điều mới này với những điều có liên quan hoặc những gì bạn đã biết.

Lấy ví dụ khi bạn nhìn thấy những ký hiệu mới trong một trò chơi, và bạn cần ghi nhớ chúng để có thể thành công hoàn thành nhiệm vụ. Bạn có thể ghi nhớ các ký hiệu này bằng cách liên tưởng chúng tới hai con mực, một ngôi nhà, v.v.

5. Phương pháp Loci (Cung điện ký ức)

Cách tiếp theo trong các phương pháp ghi nhớ đỉnh cao bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại 2,500 năm trước. Phương pháp Loci của nhà thơ Simones có các biến thể đa dạng và còn được gọi là phương pháp Cicero, Mnemonic, hoặc Memory palace (cung điện ký ức).

Bạn có thể sử dụng cách này để ghi nhớ các thông tin như tên người, danh sách công việc, mật khẩu, v.v. Loci có thể được coi là một nhánh của cách liên tưởng ở trên.

Cách thực hiện phương pháp này yêu cầu bạn liên kết các thông tin cần ghi nhớ với mốc thời gian, địa điểm, hoặc vật thể cụ thể. Đó có thể là những điều quen thuộc như cốc cà phê bạn hay dùng, thành viên trong gia đình, v.v.

6. Ghép từ, chơi chữ (pneumonic)

“Uể oải là nguyên âm.”

Đây là ví dụ khá quen thuộc cho việc chơi chữ nhằm ghi nhớ thông tin khó nhớ.

Trong 26 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Anh, chỉ có A, E, I, O và U là nguyên âm; còn lại đều là phụ âm. Chúng ta đã được học cách ghép các nguyên âm này thành từ “UỂ OẢI” trong tiếng Việt để có thể dễ nhớ hơn.

Vậy mới nói, các kiến thức mới lạ càng dễ kết nối với những gì quen thuộc thì ta càng ít có khả năng quên chúng hơn. Bạn có thể chọn tham khảo các cách chơi chữ đã có sẵn hoặc tự tạo nên cách của riêng mình.

7. Sơ đồ tư duy (mind map)

Một nghiên cứu khoa học đã cho thấy tốc độ ghi nhớ qua sơ đồ, hình ảnh, và màu sắc của con người cao hơn 60 nghìn lần so với sử dụng văn bản đơn thuần.

Xem thêm:   Bản Lĩnh Là Gì? Cách Luyện Tính Bản Lĩnh Mạnh Mẽ

Và phương pháp ghi nhớ của Tony Buzan – một nhà nghiên cứu người Anh cũng là phương pháp ghi nhớ đỉnh cao và rất nổi tiếng trong cộng đồng học sinh và cả người đi làm.

Để xử lý một vấn đề, bạn sẽ cần kết hợp nhiều mảnh kiến thức với nhau và việc ghi nhớ từng mục có thể khá khó khăn. Từ một ý chính, bạn có thể vẽ ra nhiều nhánh với các tiêu đề khác nhau và có liên quan một cách logic.

Cố gắng vẽ sơ đồ tư duy mà không nhìn tài liệu tham khảo cũng đồng thời giúp chúng ta thực hành active recall.

8. Dạy lại cho người khác

Một phương pháp ghi nhớ siêu tốc bạn có thể tham khảo là truyền đạt nội dung lại cho người khác. Sử dụng ngôn từ và kiến thức của chính mình để dạy lại cho người khác sẽ giúp củng cố thông tin, giúp bạn ghi nhớ tốt hơn và nhanh hơn.

Quá trình giảng giải và chuyển hoá kiến thức đồng thời giúp bạn hiểu sâu hơn và khắc ghi các thông tin vào sâu trong não. Nếu không có ai để bạn dạy lại, bạn có thể tự tập bằng cách tự giải thích, trình bày lại nội dung.

9. Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý

Ngoài các phương pháp trên, bạn hãy chăm sóc bản thân để có thể có trí nhớ tốt sâu từ bên trong. Khi bạn căng thẳng và thấy mệt mỏi, nhồi nhét nhiều thông tin sẽ chỉ làm bạn rã rời thêm và hiệu quả đi xuống.

Vì vậy, sau khoảng thời gian học tập, làm việc căng như dây đàn, hãy thư giãn để nhận ra kiến thức nào còn thiếu, từ đó bổ sung, cải thiện nó. Phương pháp này không chỉ tốt cho trí nhớ mà còn hiệu quả trong việc phát triển các chỉ số thông minh IQ, AQ của bạn.

Trên đây là các phương pháp ghi nhớ đỉnh cao và hiệu quả bạn có thể tham khảo để có thể cải thiện trí nhớ của mình. Ngoài bài viết này, đừng quên đến với các cập nhật mới nhất của MH Group Việt Nam nhé.

Bình luận

viVietnamese