Đại Lý Là Gì?  Những Điều Cần Biết Về Đại Lý

Hiện nay, đại lý là một trong những hình thức kinh doanh rất được ưa chuộng. Mặc dù hình thức này khá phổ biến, tuy nhiên ít người hiểu rõ về đại lý là gì?. Do đó, để giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình này Chúng tôi đã tổng hợp thông tin và chia sẻ đến bài trong bài viết sau đây. 

1. Đại lý là gì? Đại lý thương mại là gì?

Đại lý được hiểu là một trong những hình thức đại diện doanh nghiệp để bán hàng. Nói một cách dễ hiểu, đại lý bán hàng là người nắm vai trò trung gian giữa khách hàng và doanh nghiệp. Họ sẽ có trách nhiệm phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách hàng. 

Đối với hình thức này, đại lý và doanh nghiệp sẽ tồn tại một thỏa thuận chung. Đại lý sẽ bán các mặt hàng mà doanh nghiệp cung cấp, đổi lại doanh nghiệp phải chi trả mức thu lao hợp lý cho đại lý. 

Đại lý thương mại là gì? Theo Điều 166 Luật Thương mại năm 2005 có quy định như sau: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

dai-ly-ban-hang-la-gidai-ly-ban-hang-la-gi

2. Các hình thức đại lý

Hiện tại đại lý có các hình thức sau:

  • Đại lý bao tiêu: Là hình thức mà bên đại lý sẽ thực hiện các công việc mua, bán trọn vẹn khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng một dịch vụ trọn gói cho bên giao đại lý. Đối với hình thức này, bên giao đại lý sẽ được ấn định giá giao đại lý, bên đại lý sẽ là người quyết định giá bán hàng hóa mà mình cung cấp, cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Do đó, thù lao mà bên đại lý nhận được chính là giá chênh lệch giữa việc mua hàng bán hàng, mức giá bán hàng sẽ do bên đại lý quy định.
  • Đại lý độc quyền: Là hình thức đại lý tại một khu vực địa lý nhất định, bên giao đại lý chỉ cho một đại lý duy nhất để bán mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định tại khu vực đó. 
  • Tổng đại lý: Là hình thức mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực trực thuộc để thực hiện công việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý sẽ là bên đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc, chịu trách nhiệm chính trong việc các đại lý dưới cấp. 
Xem thêm:   POSM Là Gì? Vai Trò, Phân Loại Và Ý Nghĩa Thực Tiễn Trong Marketing

3. Một số đặc điểm của đại lý

Sau đây là một số đặc điểm đại lý mà bạn cần nắm để hiểu rõ hơn về vấn đề hình thức này.

3.1 Quan hệ đại lý có sự tham gia của ba bên chủ thể

Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa được phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý, cụ thể:

  • Bên giao đại lý chịu trách nhiệm giao hàng hoặc thanh toán tiền mua hàng cho đại lý, hoặc có thể ủy quyền đại lý thực hiện dịch vụ cung ứng.
  • Bên đại lý nhận hàng để bán, nhận thanh toán từ việc bán hàng, hoặc nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ.

Để thực hiện vai trò đại lý, bên đại lý được phép lựa chọn bên thứ ba để ký kết hợp đồng mua bán hoặc cung ứng dịch vụ, tuy nhiên phải tuân theo các điều khoản cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi ký kết hợp đồng với bên thứ ba, bên đại lý làm việc dưới tên của mình và thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký với bên thứ ba. Bước tiếp theo, bên đại lý thực hiện trực tiếp hợp đồng mua bán hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba.

3.2 Bên đại lý sẽ nhân danh chính mình để giao dịch với bên thứ ba

Theo quy định của hoạt động đại lý thương mại, bên đại lý phải là thương nhân, cá nhân, hoặc các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có hoạt động kinh doanh thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại 2005.

Các thương nhân có tư cách pháp lý độc lập với bên giao đại lý và bên thứ ba. Đây không phải là những người làm có ăn lương như giám đốc của doanh nghiệp, cũng không phải là chi nhánh hay văn phòng đại diện của bên thuê dịch vụ, mà là người chỉ được thực hiện các hoạt động nằm trong phạm vi quyền hạn được quy định trong nội bộ của thương nhân đó. 

Xem thêm:   Stakeholder Là Gì? Phương Pháp Quản Lý Stakeholder Hiệu Quả

Đối với đại lý thương mại họ sẽ có trụ sở riêng, tư cách pháp nhân độc lập và tự quyết định thời gian làm việc, thực hiện các quyền hạn mình có và tự chịu trách nhiệm về những hoạt động đó.

Mặc dù có tư cách pháp nhân độc lập, tuy nhiên bên đại lý thực hiện quá trình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không phải vì lợi ích của mình mà vì lợi ích của bên giao đại lý. Bên đại lý nhận được không phải là lợi nhuận từ quá trình mua bán hàng hóa mà là thù lao từ bên thuê dịch vụ sau khi họ hoàn thành công việc của mình.

3.3 Phạm vi hoạt động 

Phạm vi hoạt động gà giới hạn mà bên đại lý thực hiện theo ủy quyền từ bên giao đại lý để giao kết hợp đồng với bên thứ ba. Luật Thương mại 2005 đã có những thay đổi về phạm vi hoạt động của đại lý so với Luật Thương mại 1997 trước đó. Theo đó đại lý thương mại không chỉ hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa mà còn cung ứng dịch vụ. 

Cụ thể Luật Thương mại 2005 cũng không quy định các loại dịch vụ, đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì đại lý phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định 59/2006/NĐ-CP.

3.4 Cơ sở phát sinh đại lý thương mại

Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng,còn được gọi là hợp đồng đại lý. Hợp đồng đại lý được coi là giao kết giữa thương nhân đại lý và thương nhân làm đại lý. Hợp đồng là kết quả về sự thỏa thuận của đôi bên. 

Theo Điều 168 Luật Thương mại: “Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

4. Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về đại lý, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về hình thức này. 

4.1 Đại lý thuế là gì?

Đại lý thuế được hiểu là tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyên về các công việc liên quan đến thuế, là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện. Theo đó, đại lý thuế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp.

Xem thêm:   Đạo Đức Kinh Doanh Của Vinamilk

4.2 Đại lý thuế có quyền gì?

Sau đây là một số quyền của đại lý thuế:

  • Được thực hiện các thủ tục thuế theo hợp đồng đã ký với người nộp thuế. 
  • Yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thật đầy đủ, chính xác các hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan và các thông tin cần thiết liên quan đến việc làm thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký kết đôi bên.
  • Có quyền nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và theo hợp đồng đã ký với người nộp thuế.

4.3 Điều kiện mở đại lý thuế?

Các cá nhân, tổ chức muốn trở thành đại lý thuế cần phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 22 Thông tư 10/2021/TT-BTC, cụ thể:

  • Là doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật
  • Có ít nhất 02 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp
  • Có ít nhất một nhân viên đại lý thuế có chứng chỉ kế toán viên làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp đối với trường hợp đăng ký cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

4.4Điều kiện mở đại lý bán hàng

Căn cứ theo Điều 6, Điều 167 Luật Thương mại 2005, để trở thành đại lý bán hàng cần đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Đại lý bán hàng phải là thương nhân, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh)
  • Đại lý là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể phải có đăng ký ngành nghề buôn, bán lẻ. 

Lời kết

Trên đây là những thông tin về thắc mắc “đại lý là gì?”. Mong rằng những chia sẻ của Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. 

Bình luận

viVietnamese