EQ Cao Là Gì? Dấu Hiệu Của Người Có EQ Cao

Có trí thông minh chắc chắn là thế mạnh ở nhiều mặt, nhưng chỉ thông minh về mặt trí óc nhưng lại yếu kém ở mặt đối nhân xử thế thì liệu bạn có chắc suất thành công? EQ cao và EQ thấp là hai khái niệm đang dần được biết đến rộng rãi ngày nay.

Đặc biệt, qua lăng kính của những nhà tuyển dụng, những người có EQ cao luôn có ưu điểm so với những người được liệt vào hàng EQ thấp. Cùng Chúng tôi “bóc nghĩa” xem EQ cao là gì và nên làm nghề gì nhé.

EQ cao là gì?

EQ là viết tắt của Emotional Quotient, có nghĩa là khả năng nhận thức, kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ của bản thân và cả người xung quanh. Nói ngắn gọn, EQ là chỉ số đo lường trí tuệ cảm xúc, là yếu tố quyết định hành vi của một người.

Những người EQ cao có chỉ số cảm xúc cao đồng nghĩa với việc họ có thiên hướng giàu tình cảm, khả năng bình tĩnh, chịu áp lực tốt và biết tiết chế cảm xúc hơn so với những người sở hữu số EQ thấp.

Vậy những người EQ cao có dễ gặp không? Theo nghiên cứu thực hiện bởi Travis Bradberry, tác giả của cuốn “Emotional Intelligence 2.0”, trên thế giới số người EQ cao chỉ chiếm 36%.

eq cao là gìeq cao là gì

Đọc thêm: Các Chỉ Số IQ EQ AQ – Tìm Hiểu “Big3” Quyết Định Thành Công Của Bạn

Tại sao EQ cao thì khả năng thành công lớn hơn?

IQ – chỉ số thông minh đầu óc, được đánh giá cao đã từ lâu. Nhưng qua thời gian phát triển của nhân loại, EQ dần được công nhận là còn quan trọng hơn IQ ở nhiều điểm.

Thực tế, những người có điểm cảm xúc cao có xu hướng dễ tìm được việc, dễ kiếm thu nhập cao và được thăng chức hơn.

Bởi khi bạn nhận thức được cảm xúc của mình và những người xung quanh, bạn sẽ biết cách tạo dựng mối quan hệ và đối xử hoà hảo với mọi người, giảm nguy cơ xung đột và tăng hiệu quả công việc hơn.

Trong cuộc sống cũng vậy, một người không quá xuất sắc về mặt học hành nhưng biết đối nhân xử thế sẽ luôn được lòng hơn một người học giỏi nhưng kiêu căng, tự phụ.

Để hiểu hơn xem EQ cao là như thế nào, cùng tìm hiểu các biểu hiện của người có chỉ số cảm xúc cao dưới đây nhé.

Bạn có phải là người có EQ cao?

Nếu bạn đang thắc mắc liệu EQ là người thế nào và liệu chính bạn có sở hữu chỉ số cảm xúc cao hay không, thì bạn sẽ cần tìm hiểu 5 mặt chính của nó. Bao gồm:

  • Khả năng tự nhận thức (Self-awareness)
  • Quản lý bản thân (Self-management)
  • Lòng cảm thông (Empathy)
  • Động lực (Motivation)
  • Kỹ năng quan hệ xã hội (Relationship management)

1. Khả năng tự nhận thức

Self-awareness là khi bạn biết nhận thức và thấu hiểu cảm xúc của chính mình. Dấu hiệu EQ này được thể hiện khi bạn gọi tên được cảm xúc, cũng như biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân ra sao.

Xem thêm:   Người Mệnh Mộc Nên Làm Nghề Gì Thích Hợp?

Bạn cũng sẽ có khả năng đánh giá mục đích và giá trị của việc bạn đang làm, để từ đó quyết đoán hơn và xác định được khi nào nên dừng lại, khi nào nên tiếp tục, v.v.

Khả năng tự nhận thức nói lên chỉ số eqKhả năng tự nhận thức nói lên chỉ số eq

2. Quản lý bản thân

Dấu hiệu tiếp theo của người có EQ cao là khi họ biết quản lý, kiểm soát hành động của bản thân.

Quản lý cảm xúc

Nhiều người khi bị đè nén vì áp lực sẽ dễ bùng nổ, nhưng người có EQ cao biết cân bằng cảm xúc và tìm cách giải toả tiêu cực, không nổi đoá hay giận cá chém thớt.

Đọc thêm: Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Là Gì? 5 Mẹo Rèn Luyện Hiệu Quả

Góc nhìn tích cực

Bạn sẽ biết cách tìm ra điểm tốt ở mỗi người hoặc những tình huống nhất định. Bên cạnh đó bạn cũng không dễ tự ái.

Trong đời sẽ luôn có những chuyện xảy ra ngoài ý muốn, chẳng hạn như thất bại trong kinh doanh, bạn bè trở mặt, học hành không suôn sẻ, hoặc đơn giản là lời bình luận không được tinh tế lắm đến từ một người nào đó.

Những người có EQ cao sẽ coi đó là bài học kinh nghiệm đáng quý thay vì cứ giữ mãi mối hận trong lòng và tìm cách ăn miếng trả miếng. Họ sẽ không chấp nhận gặm nhấm sự cay đắng để rồi không thể rút kinh nghiệm cho mình và tiến lên phía trước.

Đây là yếu tố rất quan trọng trong đức tính của mỗi người, vì có vậy bạn mới dần trưởng thành cũng như tự mở ra cho mình cơ hội mới.

Khả năng ứng biến

Có thể nói, người với EQ cao thường có khả năng ứng biến tốt. Họ sẽ biết đối diện và hoà mình vào những môi trường mới, con người mới.

Nếu bạn có EQ cao, bạn có thể biết ở bối cảnh nào thì nên nói năng, ứng xử hợp lý.

3. Sự cảm thông

Đặc điểm nổi bật nhất của EQ cao là gì? Đó là lòng cảm thông, vì khi một người hiểu được cảm xúc của bản thân mình thì họ cũng sẽ biết đặt mình vào vị thế của người khác.

Trong hẹn hò, bạn được gọi là một chàng trai tinh tế hoặc một cô gái tình cảm. Trong đời sống công sở, bạn được gắn mác là người biết cách ứng xử, dĩ hoà vi quý.

Lý do là bởi bạn ý thức được người khác sẽ có cảm nhận và suy nghĩ ra sao từ những cử chỉ, biểu cảm nhỏ nhất.

Bạn cũng thấu hiểu được niềm vui và nỗi niềm khó nói của mọi người. Điều này giúp bạn xây dựng được những mối quan hệ tin tưởng và sâu sắc.

4. Động lực

Động lực cũng chính là một kỹ năng trí tuệ cảm xúc. Bởi người EQ cao thường không bị thúc đẩy bởi vật chất hay tiếng tăm. Ngược lại, họ tìm kiếm những giá trị ở sâu bên trong.

Xem thêm:   Không Giỏi Tiếng Anh Nên Học Ngành Nào? Tại Sao Sinh Viên Nên Trang Bị Tiếng Anh?

Ví dụ: Thay vì chạy theo những thứ phù phiếm, họ dành thời gian cảm nhận và nâng niu thứ họ đã có, như mối quan hệ gia đình, bạn bè, v.v.

Điều này không có nghĩa là họ ngừng phát triển hay chấp nhận dậm chân tại chỗ. Họ vẫn luôn cố gắng, nhưng họ biết ơn vì những gì họ có. Họ khiêm tốn và trân trọng những gì họ sở hữu ở thực tại.

Người có chỉ số cảm xúc cao sẽ biết trân trọng những gì họ có.Người có chỉ số cảm xúc cao sẽ biết trân trọng những gì họ có.

5. Quan hệ xã hội

Khả năng quản lý các mối quan hệ xã hội cũng là dấu hiệu cho thấy một người có EQ cao hay không. Đây còn được gọi là kỹ năng liên cá nhân (interpersonal skill) – sự liên kết giữa các cá nhân.

Có được cái tài này, bạn thường có lối cư xử hoà nhã và gìn giữ được kết nối nhất định với mọi người. Nói không ngoa, bạn còn có khả năng truyền cảm hứng và tạo động lực cho cả những người xung quanh mình.

Làm việc nhóm tốt, có khả năng lãnh đạo

Những ai EQ thấp, hay chỉ số cảm xúc thấp, thường sẽ bị khuất phục trước những nỗi lo sợ, những tham vọng muốn chứng tỏ bản thân một cách trịch thượng.

Ngược lại, ai có trí tuệ cảm xúc tốt sẽ biết chỉ đường dẫn lối một tập thể dù tính cách có xung đột. Họ sẽ biết chỉ huy đúng đắn mà không gây hấn đến bất cứ ai, cũng như góp phần giữ hoà khí vì họ biết cảm thông và quản lý cảm xúc.

Người có EQ cao có khả năng lãnh đạo tốt.Người có EQ cao có khả năng lãnh đạo tốt.

Đọc thêm: Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả

Truyền cảm hứng, năng lượng

Người sở hữu EQ cao, như đã nói ở trên, có khả năng làm cầu nối trong nhóm vì họ nhạy cảm và tinh tế. Trong công việc hay học tập, họ cũng có khả năng truyền đạt tốt, vốn từ vựng cao. Từ đó dễ dàng hướng dẫn người khác với kiến thức mới.

Một người lãnh đạo với trí tuệ cảm xúc cao sẽ biết tập hợp, giao việc, đào tạo, và hướng dẫn các nhân viên một cách tinh tế, không gây mất lòng ai mà cũng không mất đi uy tín của mình.

Họ thường là những mentor và coach được tôn trọng và truyền cảm hứng với cách hành xử thông minh của mình.

Cách cải thiện EQ hiệu quả

EQ thấp thì phải làm sao? Cải thiện EQ như thế nào?

Bạn biết không? Một người có EQ thấp thường sẽ không thể nhận ra rằng chỉ số cảm xúc của họ không cao. Nên nếu bạn đang tìm hiểu các mẹo này, tin vui là bạn không thật sự thiếu EQ như bạn nghĩ.

Xác định được thiếu sót của mình

Một trong những cách cải thiện EQ bao gồm nhận thức những điểm mình còn yếu.

Xem thêm:   Lập trình viên và cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Ví dụ, nếu bạn thấy bạn chưa thật sự giỏi mảng nào đó trong công việc, hãy mạnh dạn hỏi kinh nghiệm và chỉ dẫn từ bậc tiền bối. Không giấu dốt chính là một bước quan trọng để bạn nhận thức tốt hơn về bản thân đấy.

Khi bạn bực tức…

…thì đừng hoảng loạn hay bộc phát cơn giận với lời nói và hành động dễ gây tổn thương. Học cách hít thở sâu những lúc này và hãy thử cố gắng ghìm lại cái tôi của mình.

Khi đỉnh điểm đã đi qua, bạn sẽ tỉnh táo hơn và tìm được căn nguyên sự việc cũng như nguyên nhân kích động. Có thế, bạn mới có thể đưa ra những cách giải quyết hợp lý nhất.

Tập lắng nghe

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở người có chỉ số cảm xúc cao là lòng cảm thông. Để thông cảm được cho người khác và tránh cười nhạo, bình phẩm, trì chiết họ, bạn cần hiểu được vị thế của đối phương.

Hãy học cách lắng nghe thấu cảm và luôn tự hỏi bản thân bạn rằng, “Nếu là họ, mình sẽ cảm thấy ra sao và sẽ làm gì trong tình huống đó?”.

Bước ra khỏi vùng an toàn

Bằng cách vượt ra khỏi comfort zone, bạn đang cho phép bản thân thử những điều mới, gặp nhiều người mới. Có nhiều trải nghiệm sẽ làm giàu kinh nghiệm và mở rộng góc nhìn của bạn.

Một số lời khuyên khác

  • Hãy luôn giữ đúng cam kết, đừng “hứa lèo”
  • Cố gắng giúp đỡ người khác
  • Không sợ thay đổi mà hãy học cách ứng biến
  • Học cách tha thứ
  • Nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần
  • Bảo vệ bản thân bạn khỏi ảnh hưởng tiêu cực
  • Học cách khen ngợi và góp ý khéo léo
  • Luôn giữ thái độ trung lập cho đến khi sự thật phơi bày, v.v.
cách tăng eqcách tăng eq

Tạm kết

Vai trò của EQ đang ngày càng trở nên quan trọng, thậm chí lấn át IQ trong mắt nhiều người. Nhìn lại, những người có EQ cao vẫn có khả năng tiến xa và bền vững hơn người chỉ có IQ mà không biết đối nhân xử thế.

Qua bài viết của Chúng tôi, mong rằng bạn đã hiểu EQ cao là như thế nào cùng những cách để cải thiện nó thật hiệu quả nhé!

Tham khảo:

  1. 9 Characteristics of Emotionally Intelligent People
  2. Harvard researcher says the most emotionally intelligent people have these 12 traits

tải mẫu cv file wordtải mẫu cv file word

Comments

en_USEnglish