Theo bạn vị trí executive là gì trong doanh nghiệp? Nếu bạn chưa tìm được câu trả lời thì trong bài viết dưới đây Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về chủ đề này, cũng như đem đến nhiều góc nhìn thú vị về vị trí này trong doanh nghiệp.
Executive là gì?
Executive là gì meaning? Executive được dùng để chỉ một chức danh chính thức của một nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng và có khả năng thực hiện công việc tốt. Vị trí này có nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động của một phòng ban, bộ phận hoặc dự án của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Specialist Là Gì? Phân Biệt Executive Và Specialist
Sự khác nhau giữa manager và executive là gì?
Executive và manager là hai vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp. Giữa hai vị trí này có sự khác biệt giữa nhiệm vụ và phạm vi công việc. Trong khi manager sẽ quản lý một nhóm nhân viên trong một bộ phận thì executive thường tạo và giám chiến lược cho toàn doanh nghiệp.
Yêu cầu chung của vị trí executive là gì?
Tùy thuộc vào từng vị trí và lĩnh vực nhất định thì vị trí executive sẽ có các yêu cầu chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, vị trí executive cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản như dưới đây:
Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc
Đối với hầu hết các vị trí executive thường đòi hỏi ứng viên có tối thiểu bằng cử nhân. Bên cạnh đó, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một yêu cầu quan trọng của vị trí executive.
Kỹ năng lãnh đạo và tư duy chiến lược
Vị trí executive yêu cầu ứng viên có kỹ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng cho nhóm tốt. Họ cũng cần có khả năng nhìn ra trông rộng, đưa ra các quyết định sáng suốt và truyền đạt các mục tiêu một cách hiệu quả.
Kiến thức về thị trường
Bạn cần có am hiểu sâu rộng về thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực mà doanh nghiệp của mình hoạt động.
Khả năng đưa ra phán đoán chính xác trong kinh doanh
Đây là một kỹ năng rất quan trọng của vị trí này, dựa trên những thông tin thu thập được để đưa ra phán đoán và quyết định hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp và kết nối các thành viên
Bạn cần có khả năng truyền đạt thông tin rõ ràng, chính xác với các stakeholder ở tất cả các cấp độ, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác, cộng tác với các nhóm để hiện thực mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Kỹ năng lập kế hoạch và thực thi
Bạn biết đấy, trách nhiệm chính của vị trí executive là lập kế hoạch và thực thi chiến lược để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra. Do đó, vị trí này đòi hỏi bạn có khả năng lập kế hoạch, triển khai kế hoạch hiệu quả (xác định cơ hội kinh doanh, đánh giá rủi ro, thực hiện đổi mới, v.v.)
Thích ứng linh hoạt với sự thay đổi
Thị trường luôn biến động không ngừng do đó khả năng thích ứng là điều đặc biệt quan trọng mà vị trí này cần có để điều hướng, dẫn dắt tổ chức hoạt động hiệu quả qua từng giai đoạn.
Các vị trí executive phổ biến
Marketing executive
Marketing executive là người chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, thực thi và quản lý các quản động marketing của doanh nghiệp để đưa sản phẩm/dịch vụ của công ty đến gần hơn với khách hàng.
Họ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai chiến lược marketing để tiếp cận với công chúng mục tiêu, tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy bán hàng.
Nhiệm vụ của vị trí này có thể khác nhau ở từng môi trường làm việc cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung, một marketing executive sẽ chịu trách nhiệm một số công việc như:
- Lập chiến lược marketing, trong đó bao gồm các hoạt động như (nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, v.v.)
- Quản lý các chiến dịch marketing
- Quản lý hoạt động quản trị thương hiệu
- Nghiên cứu thị trường
- Quản lý hoạt động digital marketing
- Làm việc với đối tác, khách hàng có liên quan
Để trở thành một marketing executive đòi hỏi bạn phải đáp ứng các cơ bản như: có bằng cấp liên quan đến marketing, PR; có kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương; kỹ năng giao tiếp tốt; critical thinking; kỹ năng nghiên cứu và phân tích; quản trị dự án; thích nghi linh hoạt; kết nối các thành viên mới nhau; tinh thần học hỏi không ngừng.
Mức lương của vị trí marketing executive hiện nay trung bình khoảng 10.1 triệu đồng/tháng với <1 năm kinh nghiệm và 11.6 triệu đồng/tháng với ứng viên có từ 1 – 4 năm làm việc.
SEO executive
Đây là vị trí chuyên về tối ưu công cụ tìm kiếm – search engine optimization (SEO) và có trách nhiệm thực thi các hoạt động nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động trên website (lượt truy cập, SERP, v.v.).
Dưới đây là mô tả công việc cơ bản của vị trí SEO executive:
- Nghiên cứu từ khóa
- Thực hiện on – page và off – page
- Thực hiện audit và giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến hiệu suất của website như tốc độ tải trang (site speed), mức độ thân thiện khi đọc bằng điện thoại (mobile-friendliness); indexing, v.v.
- Phân tích SEO và lập báo cáo định kỳ
- Phát triển và triển khai các chiến lược SEO
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Phối hợp với các bộ phần liên quan để đảm bảo hoạt động SEO đạt hiệu quả cao nhất.
Để trở thành một SEO executive bạn cần có kiến thức vững vàng về tối ưu công vụ tìm kiếm, thành thạo các công cụ tìm kiếm và phân tích từ khóa; kỹ thuật SEO tốt, tư duy phân tích và giải quyết vấn đề tốt, khả năng truyền đạt thông tin rõ ràng, kỹ năng làm việc nhóm/làm việc độc lập tốt, v.v..
Mức lương cụ thể cho một nhân viên SEO executive có thể khác nhau ở từng công ty khác nhau. Nhìn chung, mức lương trung bình của vị trí này dao động khoảng 14.6 triệu đồng/tháng với 1 – 4 năm kinh nghiệm.
HR executive
HR executive là người chịu trách nhiệm quản lý các công việc của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp.
Họ có trách nhiệm triển khai chiến lược, chính sách và các chương trình liên đến hoạt động quản trị nhân sự nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hiện thực mục tiêu chung.
Để trở thành một HR executive bạn cần có khả năng kết nối con người tốt, giao tiếp thành thạo, bởi HR giống như là cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vị trí này cũng yêu cầu ứng viên có chuyên môn vững vàng về HR, luật lao động, xu hướng thị trường lao động, multi-task, v.v.
Mức lương trung bình đối với ứng viên có từ 1 – 4 năm kinh nghiệm khoảng 12.2 triệu đồng/tháng.
Sales executive
Sales executive là người có nhiệm vụ thúc đẩy bán hàng và tạo lợi nhuận cho công ty. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khách hàng tiềm năng, thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng, chốt sales. Dưới đây là một vài nhiệm vụ chính mà vị trí này thường đảm nhận:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các kênh khác nhau
- Quản trị mối quan hệ với khách hàng
- Người đại diện cung cấp các thông tin về sản phẩm dịch vụ đến khách hàng
- Đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng
- Xây dựng kế hoạch và chiến lược bán hàng hiệu quả
- Tạo báo cáo và dự báo bán hàng
- Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để đẩy mạnh hoạt động bán hàng
Để trở thành một sales executive đòi hỏi bạn cần có khả năng giao tiếp xuất sắc, đàm phán, kết nối con người, tư duy phân tích và giải quyết vấn đề tốt, v.v.
Mức thu nhập của vị trí sales executive khá hấp dẫn, bởi ngoài lương cứng bạn còn nhận thêm các khoản hoa hồng.
Đọc thêm: Business Development Executive Là Gì? Triển Vọng Cơ Hội Tương Lai Ra Sao?
Legal executive
Legal executive có thể làm việc trong tại một bộ phận của doanh nghiệp hoặc các đơn vị tư vấn luật. Họ có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề pháp lý, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ luật pháp và các quy định của nhà nước.
Nhiệm vụ cơ bản của họ có thể kể đến như:
- Nghiên cứu và phân tích pháp lý
- Soạn thảo các văn bản pháp lý như hợp đồng, thỏa thuận, ý kiến pháp lý, v.v.
- Quản lý hợp đồng bao gồm việc xem xét, đàm phán và hoàn thiện hợp đồng
- Giám sát và đảm bảo tuân thủ các luật và quy định, tiêu chuẩn ngành có liên quan
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý như tranh chấp, kiện tụng, v.v.
- Thẩm định pháp lý
- V.v.
Để trở thành một legal executive đòi hỏi bạn cần có hiểu biết chuyên sâu về các nguyên tắc, thủ tục và quy định pháp lý, kỹ năng nghiên cứu, phân tích và viết xuất sắc, v.v.
Mức lương của legal executive trung bình khoảng 15.9 triệu đồng/tháng đối với ứng viên có từ 1 – 4 năm kinh nghiệm.
PR executive
Họ là người quản lý hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp trước công chúng.
PR executive chịu trách nhiệm phát triển và thực thi các chiến lược PR nhằm truyền tải và xây dựng mối quan hệ tích cực với công chúng trên các phương tiện truyền thông như báo chí, TV, mạng xã hội, v.v.
Để trở thành một PR executive bạn cần có khả năng giao tiếp xuất sắc (trong đó bao gồm giao tiếp bằng lời nói và chữ viết); tư duy logic tốt, nhạy bén trước các vấn đề truyền thông, kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông tốt, v.v.
Mức lương trung bình của vị trí này khoảng 13 triệu đồng/tháng với ứng viên có từ 1 – 4 năm kinh nghiệm.
Đọc thêm: Account Executive Là Nghề Gì? Làm Account Executive Là Làm Những Gì?
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về vị trí executive trong doanh nghiệp mà Chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về “vị trí executive là gì?”, cũng như cung cấp đến bạn nhiều góc nhìn thú vị về chủ đề này.
Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé.
Lưu lý: Tùy vào quy mô doanh nghiệp hay đặc điểm công việc mà mức lương cụ thể của các vị trí có thể sẽ khác nhau. Mức lương các vị trí ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và phù hợp với bối cảnh nhất định.