Trắc nghiệm MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) có 16 nhóm tính cách đại diện cho những nhóm người với đặc điểm khác nhau. Trong những phân loại đó, không phải ai cũng có sự tinh tường và phẩm chất lãnh đạo như tính cách ENFJ.
Vậy, nếu bạn là một ENFJ hoặc bạn muốn tìm hiểu về ai đó mang tính cách này, Chúng tôi đã tổng hợp những điều thú vị mà bạn cần biết. Từ tính cách, đặc điểm nội tâm đến điểm mạnh điểm yếu và nghề nghiệp thích hợp, cùng Chúng tôi bới rộng đào sâu ngay nhé.
Ý nghĩa ENFJ là gì? ENFJ có hiếm không?
Tính cách ENFJ là viết tắt của Extraverted, iNtuitive, Feeling, và Judging. Theo trắc nghiệm MBTI, ENFJ chỉ những người hướng ngoại, thường suy nghĩ dựa vào biểu tượng và ý nghĩa tiềm ẩn thay vì số liệu, ra quyết định dựa trên cảm xúc thay vì lý trí, và thích lên kế hoạch hơn là ứng biến.
ENFJ thường được gọi là Người Chỉ Dạy (The Teacher), Nhân Vật Chính, Người Cho Đi, Người Hướng Dẫn vì bản tính thích giúp đỡ người khác trong quá trình phát triển bản thân. Vậy ENFJ có hiếm không?
Nhóm tính cách ENFJ là một trong những tính cách MBTI hiếm gặp nhất thế giới cho đến hiện tại, chỉ sau INFJ. ENFJ chỉ chiếm tầm 2-3% dân số thế giới, theo số liệu của nhà tâm lý học David Keirsey.
Một số người nổi tiếng thuộc về nhóm ENFJ trong MBTI bao gồm:
- Martin Luther King, Jr.
- Barack Obama
- Kate Winslet
- Zendaya
- Emma Stone
- Oprah Winfrey
ENFJ tính cách đặc trưng
ENFJ, nhìn chung, rất thành thạo trong việc đọc vị người khác, từ cảm xúc, biểu cảm, tới hành động. Người ngoài thường ấn tượng với họ với sự nhanh nhẹn, vui vẻ, chân thành, và thích giúp đỡ mọi người.
Tìm hiểu chi tiết hơn về họ qua các đặc điểm sau đây bạn nhé.
Truyền cảm hứng
Một bí ẩn về tính cách của Người Cho Đi là họ luôn rất hoà đồng và dễ gần. Đây cũng là một đặc điểm khá giống với nhóm tính cách ENFP.
Họ dường như toả ra một nguồn năng lượng rất “healthy” và tươi sáng. Họ không chỉ muốn tự mình tiến bộ mà còn giúp người khác trong quá trình phát triển bản thân.
Giúp đỡ, động viên, truyền cảm hứng và nhiệt huyết cho người khác chính là tài năng của nhóm tính cách này.
Người giữ hoà khí
Các ENFJ không chỉ cố gắng muốn mọi người sự hòa hợp và giảm bớt các xung đột tiềm ẩn. Họ còn khéo léo trong việc thuyết phục người khác.
Với tính cách ENFJ, những mối quan hệ tích cực là yếu tố quan trọng trong cả công việc và cuộc sống. Và với tinh thần này, họ thường là những nhà lãnh đạo xuất sắc rất được lòng và tạo cảm hứng cho nhân viên và đồng nghiệp.
Giỏi thuyết phục
Người Cho Đi được biết đến với khả năng thuyết phục xuất chúng.
ENFJs phát hiện ra khả năng giao tiếp và kết nối xã hội của họ từ khá sớm. Khi lớn lên, họ dần nhận thức được khả năng ảnh hưởng, thuyết phục người khác của mình.
Tuy nhiên, nhóm tính cách này muốn được yêu quý, tin tưởng, chứ không phải dùng cái tài của mình để thao túng mọi người. Vì vậy, họ vẫn luôn là những người dễ mến và khá có tiếng nói trong mắt người khác.
Kỹ năng thuyết phục này là lợi thế lớn của ENFJ đặc biệt là trong công việc, nếu họ làm những nghề nghiệp liên quan đến sales, dịch vụ khách hàng, v.v.
Khả năng lãnh đạo
Tính cách ENFJ có vòng bạn bè rất rộng. Họ còn thường là những người lên kế hoạch và tìm nhiều cơ hội để tụ tập bạn bè, người thân.
Kỹ năng của nhà lãnh đạo bẩm sinh có thể dễ dàng làm người khác gật đầu đồng ý với kế hoạch của ENFJ. Không chỉ vậy, lý tưởng sống của một ENFJ là giúp người khác nhận thấy tiềm năng ở bản thân và phát triển vì những mục tiêu lớn hơn.
Tính cách của ENFJ chính là đại diện những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo.
Ngăn nắp, có trật tự
Là bộ phận thuộc nhóm J – Judging, các ENFJ đặc biệt thích lên những kế hoạch chi tiết thay vì hành động bộc phát. Họ thường là những người sống có trật tự và ngăn nắp.
Ngăn nắp ở đây không chỉ là nhà cửa sạch sẽ, quần áo gọn gàng. Cách sống và phong cách làm việc của họ đều có quy luật và thường không quá tuỳ hứng, ngược lại với ISFP.
Luôn muốn trau dồi bản thân
Thông thường, các ENFJ không muốn chỉ giỏi ở một lĩnh vực nhất định. Nếu bạn có mong muốn thử sức với nhiều loại công việc, hay học nhiều loại kiến thức, bạn rất có thể là một ENFJ.
Một ca sĩ nổi tiếng thuộc về nhóm tính cách này từng chia sẻ rằng anh muốn thử thách bản thân trong mọi loại nghề có thể. Từ sáng tác nhạc, nhiếp ảnh gia, đầu bếp, vận động viên, hoạ sĩ, thêu thùa, đến làm Vlog, v.v. Thật vậy, anh có thể làm tốt trong rất nhiều vai trò và không ngừng làm người khác mắt chữ O, miệng chữ A vì sự đa tài của mình.
Khó ra những quyết định khó khăn
Ngoài những điểm mạnh trên, ENFJ cũng có một số điểm yếu.
Khi đưa ra quyết định, ENFJ có thể vật lộn một chút nếu nó có liên quan đến logic, dữ liệu, và lập luận phi cá nhân. Và cũng vì tính nhân ái cực cao mà họ thường gặp khó khăn để thẳng tay quyết định những việc hệ trọng.
Không thực sự chú tâm vào nhu cầu của bản thân
Michael Segovia, nhà tư vấn cấp cao của Công ty Myers-Briggs, chia sẻ,
“Khi những người có xu hướng của ENFJ đưa ra quyết định, họ thường quan tâm đến tác động của những quyết định đó đến người khác. Tuy nhiên, điều này có thể khiến họ mất rất nhiều thời gian để làm hài lòng tất cả. Họ sẽ dễ bị mệt mỏi, đặc biệt là khi họ không nghĩ đến bản thân mình trước.”
Bằng việc cống hiến thời gian công sức của mình cho các mối quan hệ, các ENFJs có thể bỏ bê nhu cầu của chính mình.
Quá khắt khe với bản thân
Các ENFJ có xu hướng quá khắt khe và đổ lỗi cho bản thân khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn. Kể cả khi chuyện diễn ra suôn sẻ, họ cũng không nghĩ mình là người có công lao.
Do đó, điều quan trọng họ cần là dành ra một khoảng thời gian một mình để hiểu rõ nhu cầu của bản thân và tự chăm lo cho mình tốt hơn. Hoà nhập với người khác là cách tốt, nhưng cũng đừng vì vậy mà quên đi bản thân.
Đọc thêm: 7 Cách Giúp Bạn Bằng Lòng Với Những Gì Mình Có
Không giỏi tiếp nhận phán xét
ENFJ không phải là người giỏi tiếp nhận những lời phê bình. Đôi lúc họ còn có thể phê bình ngược lại những thái độ hay ý kiến không đúng ý của họ.
ENFJ và nghề nghiệp thích hợp
ENFJ là những người đồng nghiệp nhiệt thành, dễ cảm thông, và giỏi làm việc nhóm. Họ biết cách giao tiếp, sắp xếp công việc, hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ từng thành viên trong nhóm và giải quyết mâu thuẫn nữa. Họ sẽ thích làm việc với một quy trình nhất định và cho họ cơ hội tiếp xúc với nhiều người. Vậy cụ thể, công việc phù hợp cho ENFJ là gì?
ENFJ thường hợp làm việc trong môi trường giáo dục, kinh doanh, quan hệ công chúng, tư vấn, thiện nguyện, và hơn thế nữa.
- Nhân viên tư vấn
- Giáo viên
- Nhà tâm lý học
- Nhân viên xã hội
- Quản trị nhân lực
- Quản lý
- Gây quỹ, hoạt động từ thiện
- Công tác xã hội
- Bán hàng
- Marketing
Thực chất, nhóm tính cách ENFJ có thể làm bất kì nghề nghiệp gì, miễn là họ tìm được cảm hứng và môi trường cho phép họ phát triển.
Tính cách nào hợp với ENFJ?
Mặc dù hai cá nhân phát triển tốt thuộc bất kỳ loại tính cách nào đều có thể có một mối quan hệ lành mạnh, tính cách hợp với ENFJ là nhóm INFP, hoặc ISFP.
Mặc dù ENFJ có thể hòa hợp với bất kỳ ai, nhưng họ và các nhóm tính cách MBTI sau đây có thể gặp khó khăn để có được một mối quan hệ hoàn hảo, hoà hợp: ESTJ, ISTJ, ISTP, ESTP.
ENFJ |
ESFJ |
INFJ |
ISFJ |
ENFP |
ESFP |
INFP |
ISFP |
ENTJ |
ESTJ |
INTJ |
ISTJ |
ENTP |
ESTP |
INTP |
ISTP |
Kết
Tính cách ENFJ đích thị là những Người Hướng Dẫn có chủ nghĩa lý tưởng, vì họ luôn muốn làm những gì tốt nhất cho nhân loại. Họ là những “social butterfly” – những người quen biết rộng, và là những người bạn, người đồng nghiệp đáng trân trọng.
Họ có khả năng nhìn thấy tiềm năng ở người khác và không ngại giúp người khác đi đúng hướng, để đưa những tiềm năng đó của họ vào thực tiễn. Dù có sức hút như vậy, ENFJ nên chú ý để không quên đi nhu cầu của bản thân, và cố gắng chấp nhận những lời phán xét để có thể trở thành những phiên bản tốt hơn của chính mình.
Tham khảo:
- ENFJ Personality Type Profile