Ngày nay, quảng cáo online đang ngày càng trở nên thịnh hành. Bạn có thể bắt gặp và xem đủ loại quảng cáo trên mọi nền tảng ngay trên điện thoại. Nhưng cũng không vì vậy mà các hình thức quảng cáo khác “đi vào dĩ vãng”. Quảng cáo OOH chính là một trong các hình thức gây ấn tượng đáng chú ý.
Vậy OOH nghĩa là gì và có các hình thức nào phổ biến nhất? Cùng hiểu ngay nhé!
Quảng cáo OOH là gì?
Thuật ngữ OOH là viết tắt của “Out of home”, hay còn được hiểu là hình thức quảng cáo tiếp cận khách hàng khi họ “ra khỏi nhà”. OOH advertising thường được dịch là quảng cáo ngoài trời, nhưng mức độ bao quát của nó thực chất không chỉ giới hạn tại các vị trí ven đường hay ngã tư thành phố.
Quảng cáo OOH bao hàm cả hai hình thức indoor và outdoor marketing.
- Outdoor marketing: các hình thức như màn hình LED, các phương tiện giao thông, biển quảng cáo, v.v.
- Indoor marketing: rạp chiếu phim, siêu thị, sân vận động khép kín, thang máy, v.v.
Các hình thức quảng cáo out of home advertising có đặc điểm là luôn xuất hiện ở nơi có nhiều người. Bởi vậy, vị trí đặt OOH sẽ ngày càng đa dạng, gần như bao quát không gian bên ngoài cửa nhà.
Song song với sự phát triển của công nghệ, các hình thức quảng cáo ngoài trời cũng được làm mới liên tục để thu hút được lượt tương tác cao. Và đây chẳng phải là nền tảng quan trọng nhất của các chiến dịch marketing sáng tạo ư?
Vai trò của OOH trong Marketing doanh nghiệp
Vậy OOH marketing mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Phát triển thương hiệu liên tục, bền vững
Quảng cáo ngoài trời giữ vai trò gây ấn tượng mạnh ban đầu, từ đó mở rộng độ phủ sóng, quảng bá sản phẩm và dịch vụ đến người dùng.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng sau khi một chiến dịch OOH kết thúc, 36% số người tiêu dùng có thể ghi nhớ các quảng cáo này.
Và độ nhận thức về quảng cáo đó sau 6 tuần vẫn ở mức 35%. Điều này là minh chứng cho độ hiệu quả của OOH trong tiếp thị.
Kết nối thương hiệu với người tiêu dùng “bận rộn”
Mặt bằng chung người tiêu dùng thời hiện đại đã trở nên bận rộn hơn nhiều so với ngày xưa. Chính chúng ta cũng có xu hướng tối ưu mọi thời gian để làm được nhiều việc hơn. Vì vậy thời gian đi trên đường ngẫu nhiên lại trở thành thời gian rảnh của những người bận rộn.
Quảng cáo OOH có thể tận dụng chính khoảng thời gian này để gây ấn tượng với các khách hàng tiềm năng.
Chạm tới các đối tượng khách hàng đa dạng
Hình thức quảng cáo ngoài trời trở nên thịnh hành bởi phải có đến 98% người dân hay tiếp xúc với OOH với tần suất 1 lần/tuần là ít nhất.
Nó cũng hướng tới nhiều đối tượng như doanh nhân, khách du lịch, người mua sắm, v.v. Các khách hàng mục tiêu thích hợp với các chiến dịch truyền thông cũng trải dài từ các bạn trẻ đến lớp người dùng có điều kiện.
Các hình thức quảng cáo ngoài trời
Billboard
OOH trên billboard là loại rất phổ biến ở các thành phố hiện đại. Billboard có nghĩa là các áp phích, biển quảng cáo lớn thường được đặt ở các vị trí cao như trên cột, trên nóc nhà.
Ngoài ra, các công ty quảng cáo OOH thường sử dụng các bảng chiếu điện tử, hộp đèn, màn hình LCD, màn hình LED, cảm ứng, v.v.
Billboard thường được đặt ở những nơi có mật độ giao thông cao và thời gian quảng cáo cũng không kéo dài.
Transit
Quảng cáo OOH qua transit chính là quảng cáo di động trên phương tiện công công, phổ biến nhất là trên taxi, xe buýt, tàu, thuyền, v.v.
Bạn sẽ hay bắt gặp dạng quảng cáo này trên đường phố với các thương hiệu như thời trang, thực phẩm, v.v.
Loại quảng cáo này có các quy định cụ thể về thi công và thiết kế, chẳng hạn như quảng cáo trên xe buýt thường được đặt ở mặt ngang của xe.
POSM
POSM (Points of Sales Material) được hiểu là dạng quảng cáo phụ trợ trực quan. Bạn sẽ bắt gặp các gian trưng bày tại khu vui chơi giải trí hoặc siêu thị lớn.
Tuỳ vào ngân sách và mục đích của từng chiến dịch mà POSM sẽ được sử dụng linh hoạt. Chẳng hạn như tờ rơi, gian hàng, dây treo sản phẩm, tủ kệ, v.v. POSM cũng có hai loại chính:
-
POS: điểm bán hàng nơi người bán trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm cho khách hàng.
-
POP (Point of Purchase): điểm mua hàng, nơi người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm.
POS và POP có khá nhiều điểm giống nhau, tuỳ vào góc nhìn của người mua và người bán mà cách sử dụng sẽ khác biệt.
Street Furniture (quảng cáo đường phố)
Nếu Billboard là quảng cáo thường được đặt trên cao thì street furniture lại là quảng cáo ở tầm nhìn thấp. Bạn sẽ bắt gặp các quảng cáo này ở các biển hiệu quảng cáo trên ghế xe buýt, ven đường, ghế trong công viên, bốt điện thoại, v.v.
Quảng cáo OOH chính là một phần của Ambient marketing, được lồng ghép trên đường phố để tạo ấn tượng mạnh mẽ nhất có thể.
Roadshow
Roadshow có thể được hiểu là sự kiện quảng cáo di động trên đường phố. Hình thức OOH trong marketing này được áp dụng bởi rất nhiều doanh nghiệp để tăng độ nhận diện cho thương hiệu.
Bạn sẽ có thể gặp các đoàn xe máy, xe đạp diễu hành trên phố với các phụ kiện đặc biệt của hãng. Ngoài ra, đội ngũ PG PB cũng mặc đồng phục của nhãn hàng và phát tờ rơi để thu hút sự chú ý của người đi đường.
Các bước thực hiện quảng cáo ngoài trời là gì?
Để tiến hành advertising OOH thành công, thông thường bạn sẽ cần làm các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh mới có thể giúp hình thức quảng cáo OOH hiệu quả. Quảng cáo bằng màn hình LED là hình thức phổ biến nhất hiện tại, tiếp đến là các phương tiện giao thông.
Ngoài ra, tham khảo các chiến dịch out of home advertising của đối thủ là cách bạn tham khảo và rút kinh nghiệm. Từ đó mới có thể cho ra đời các phương án sáng tạo, tối đa hoá hiệu quả hơn.
Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Tiếp đến bạn cần xác định nhóm khách hàng của mình sẽ là ai, các địa điểm họ hay lui tới, cũng như sở thích, thói quen, hành vi của họ.
Có vậy, bạn mới có ý tưởng về hình ảnh, nội dung, và địa điểm phù hợp. Quảng cáo đúng người, đúng chỗ, đúng thời điểm thì chiến dịch mới có hiệu quả.
Bước 3: Mục tiêu của chiến dịch là gì?
Để lựa chọn số lượng, tần suất, và thời gian quảng cáo lý tưởng, bạn phải xác định được mục tiêu của chiến dịch OOH.
Ví dụ, chiến dịch có mục tiêu ra mắt sản phẩm sẽ cần số lượng lớn để tiếp cận càng nhiều người càng tốt. Còn với mục tiêu tăng độ nhận diện của dịch vụ/sản phẩm, chiến dịch sẽ cần đến thời gian triển khai dài hơn.
Bước 4: Thiết kế hình ảnh, thông điệp quảng cáo
Trong bước thiết kế và chọn hình ảnh cùng thông điệp, bạn cần hướng tới khách hàng mục tiêu đã được xác định từ bước 2. Ngoài ra, thông điệp và hình ảnh cần đặc biệt mà vẫn nếu được tổng thể chiến dịch chung của thương hiệu.
Bước 5: Quyết định ngân sách
Ngân sách là yếu tố thiết yếu trong mọi chiến dịch. Nó cũng quyết định vị trí, hình thức, và thời gian hợp lý cho phép chiến dịch được tiến hành.
Các chiến dịch để tăng bộ nhận diện thương hiệu cần nhiều thời gian hơn nên thường đắt đỏ hơn chiến dịch có thời gian ngắn. Ngoài ra, chi phí quảng cáo ở thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng sẽ cao hơn các tỉnh.
Bước 6: Triển khai kế hoạch
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, bạn có thể bắt đầu triển khai chiến dịch dựa trên hình thức, số lượng, ngân sách đã được vạch ra như trên.
Với quảng cáo out of home advertising, bạn cần đảm bảo quảng cáo của mình gây ấn tượng trong thời gian ngắn. Dòng thông điệp ngắn gọn, hình ảnh quảng cáo bắt mắt, kết hợp với kích thước quảng cáo lớn và địa điểm thích hợp sẽ gây được ấn tượng mạnh và trường tồn trong lòng người tiêu dùng.
Đó là một số thông tin cơ bản về quảng cáo OOH và các hình thức phổ biến. Hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về hình thức quảng cáo này.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín để triển khai chiến dịch quảng cáo OOH, hãy tìm đến MH Group. Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp sáng tạo và hiệu quả, giúp thương hiệu của bạn được lan tỏa rộng rãi. MH Group
Đừng quên theo dõi blog của chúng tôi để cập nhật thông tin hữu ích về marketing và các ngành hot khác nhé!