Tính Ứng Dụng Đa Lĩnh Vực Của Gamification Và Xu Hướng Gamification Trong Tương Lai

Gamification là gì? Xu hướng game hóa có thể áp dụng trong những lĩnh vực nào? Để có thể hiểu hơn về xu hướng gamification trong tương lai, mời bạn cùng MH Group khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Gamification được hiểu là gì?

Gamification, hay trò chơi hoá, là một phương pháp tinh tế để làm cho các hoạt động trở nên thú vị và thú vị hơn bằng cách áp dụng các yếu tố và kỹ thuật từ thế giới game. Đây không chỉ là một xu hướng mới mẻ, mà còn là một chiến lược hiệu quả để thu hút và giữ chân người dùng.

Gamification la gì

Các doanh nghiệp đang bắt đầu ứng dụng gamification vào các hoạt động của họ, chẳng hạn như đào tạo nhân viên, marketing, v.v. Gamification có thể nâng cao năng suất làm việc lên 50% và gắn kết nhân viên hơn 60%.

Xu hướng gamification hiện nay như thế nào? Cùng MH Group khám phá tiếp trong những phần tiếp theo nhé.

2. Lợi ích mà gamification mang lại

2.1 Tăng giá trị thương hiệu

Không đơn thuần là một trò chơi giải trí, gamification lồng ghép khéo léo các yếu tố liên quan đến thương hiệu vào trò chơi. Từ đó, giúp người chơi có thể nhận biết và ghi nhớ lâu hơn về thương hiệu.

2.2 Kích thích sự tương tác của công chúng với thương hiệu

Một trò chơi với nhiều phần thưởng hấp dẫn sẽ thu hút và kích thích người chơi tham gia. Đây là cơ hội để thương hiệu và công chúng tương tác với nhau nhiều hơn. Chẳng hạn như, trò chơi trồng cây trong Shopee, để duy trì cây trồng của mình, mỗi ngày người chơi cần phải vào tưới nước cho cây. Đây là cơ hội để thương hiệu duy trì sự tương tác và gia tăng tỷ lệ quay lại của công chúng.

Xem thêm:   Bộ nhận diện thương hiệu - Khám phá tính đặc biệt của thương hiệu

2.3 Tạo động lực cho người chơi

Theo khảo sát của Talent LMS, ứng dụng của gamification giúp 79% nhân viên có động lực hơn khi làm việc, 85% nhân viên cảm thấy hứng thú hơn khi làm việc và 97% người lao động trên 45 tuổi cho rằng, gamification tác động tích cực đến công việc của họ.

Gamification tại Việt Nam

3. Gamification có tính ứng dụng như thế nào?

Xu hướng gamification trong các lĩnh vực đang ngày càng tăng, cùng MH Group khám phá những ứng dụng của gamification trong phần dưới đây nhé.

3.1 Áp dụng cho quá trình onboarding

Onboarding là một hoạt động có nghĩa quan trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Theo đó, nhân sự được trải qua quá trình onboarding có khả năng ở lại công ty trong 3 năm cao hơn 58%. Bên cạnh đó, 54% nhân sự cũng cho biết, năng suất làm việc của họ tốt hơn nhờ vào quá trình onboarding ấn tượng.

Ứng dụng gamification vào quá trình onboarding có thể giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động. Ví dụ, Deloitte đã áp dụng xu hướng game hóa vào quá trình onboarding nhân viên mới. Họ sử dụng một trò chơi kỹ thuật số với chủ đề ngày tận thế zombie, nhân vật chính là người giải cứu nhân loại bằng việc vượt qua các thử thách. Để vượt qua các thử thách này, người chơi phải sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình như kỹ năng tư vấn, sử dụng bảng tính, v.v. Trò chơi này được chơi theo nhóm, tạo cơ hội để các nhân viên có thể làm việc và thảo luận cùng nhau, qua đó củng cố tinh thần teamwork.

Xem thêm:   Email Marketing: Cách Làm Để Đạt Hiệu Quả Cao

3.2 Áp dụng trong việc chống lại fake news

Fake news (tin tức giả) là một vấn đề nhức nhối của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh internet phát triển. Để chống lại thực trạng tin giả đang “tung hoành” trong xã hội, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng gamification để cung cấp cho mọi người cách nhận thức về Covid 19 và chia sẻ thông tin chính xác. Ví dụ, Snapchat đã hợp tác với WHO để kêu gọi mọi người giãn cách xã hội bằng AR. Bên cạnh đó, ứng dụng AR của USA Today khuyến khích mọi người thực hiện giãn cách xã hội thông qua các trò chơi thú vị.

3.3 Áp dụng trong bán hàng

Ứng dụng gamification trong bán hàng có thể kể đến một vài hình thức như vòng quay may mắn, bốc thăm trúng thưởng, v.v. Các trò chơi này giúp giữ chân khách hàng ở lại trên nền tảng của họ lâu hơn. Bên cạnh đó, các phần quà có thể là các voucher giảm giá, từ đó kích thích khách hàng mua sản phẩm của họ. Gamification cũng giúp gia tăng trải nghiệm tích cực với khách hàng và nâng cao nhận thức về thương hiệu bên trong khách hàng.

3.4 Áp dụng trong marketing

Gamification trong marketing là một hình thức marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể nâng cao sự tương tác của công chúng với thương hiệu, tỷ lệ khách hàng quay lại, mang đến trải nghiệm tích cực cho công chúng, v.v. Một số doanh nghiệp đã và đang áp dụng gamification hiệu quả vào chiến lược marketing của mình như MoMo, Gamification Shopee, VIB, v.v.

Xem thêm:   Proposal Là Gì? Cách Viết Proposal Đơn Giản Mà Hiệu Quả 

3.5 Ứng dụng trong đào tạo

Ứng dụng trò chơi thực tế ảo trong đào tạo trực tuyến được dự báo sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới. Thông qua công nghệ thực tế ảo, người học có thể tương tác với thông tin thay vì tiếp thu thụ động như cách học truyền thống. Ví dụ, để giúp sinh viên hiểu rõ về quá trình axit hóa đại dương, Đại học Stanford đã tạo ra một trò chơi thực tế ảo cho phép người học có thể thấy quá trình diễn ra và tác động của nó.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về các xu hướng gamification trong tương lai mà MH Group muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn bổ ích về tính ứng dụng của gamification.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được MH Group hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Đọc thêm: Experiential Marketing Từ A-Z & 5 Chiến dịch Marketing Trải Nghiệm Điển Hình

Tải mẫu CV file word

Comments

en_USEnglish