Bật Mí Cách Xây Dựng Personal Branding (Thương Hiệu Cá Nhân) Thành Công

Bạn đã từng tự hỏi vì sao người khác được công ty nhận mà mình lại không? Tại sao mãi mà mình vẫn chưa được tăng lương?

Nếu đúng như vậy, hãy để tôi mách nhỏ cho bạn rằng điều đó là do chúng ta chưa đủ nổi bật trong số vô vàn các ứng viên hoặc nhân viên khác, khiến chúng ta không được ưu tiên.

Một trong những giải pháp tối ưu cho vấn đề này là xây dựng thương hiệu cá nhân – Personal Branding.

Vậy Personal Branding là gì, tại sao cần xây dựng và xây dựng như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Personal Branding là gì?

Mặc dù được nhắc đến khá nhiều, nhưng ít bạn trẻ Việt Nam hiện nay hiểu rõ khái niệm này. Thương hiệu cá nhân, hay personal branding, là những tính cách, đặc điểm, cá tính riêng, độc đáo của một người khiến người khác nhớ đến và cảm thấy nổi bật giữa đám đông, được biểu hiện qua các hành động, việc làm ở các khía cạnh như học tập, cuộc sống, các mối quan hệ trong công ty, lớp học,…

Thương hiệu cá nhân (Personal Branding) là gì?

Tại sao chúng ta nên xây dựng Personal Branding?

Có một sự thật là: Ngày nay việc nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội trong quá trình phỏng vấn dần trở nên phổ biến hơn. Vì vậy dù bạn là CEO, lãnh đạo đội nhóm, hay chỉ là nhân viên bình thường, thì việc xây dựng thương hiệu cá nhân cũng quan trọng hơn bao giờ hết.

Theo khảo sát của CareerBuilder năm 2018, 70% nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội để sàng lọc ứng viên trong quá trình tuyển dụng và 43% nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội để kiểm tra nhân viên hiện tại.

Xem thêm:   Think Outside The Box Là Gì? Tại Sao Tư Duy Đột Phá Lại Quan Trọng?

Tạo lợi thế cạnh tranh trong công việc

Trung bình một nhân viên sẽ đổi việc sau 2 đến 3 năm. Với thời gian ngắn như vậy, bạn cần phải làm nổi bật rõ ràng mình là ai với không chỉ khách hàng mà còn phía công ty ứng tuyển. Đương nhiên, một cá nhân với danh tiếng tốt, cùng sự tự tin và bản lĩnh sẽ luôn luôn được lòng các nhà tuyển dụng nhiều hơn.

Nếu bạn chưa biết cách quản lý hiệu quả hình ảnh của mình trên các phương tiện trực tuyến như mạng xã hội, hãy bắt đầu học về personal branding ngay nhé. Nếu không, rất có khả năng bạn sẽ vô tình đánh mất cơ hội trong công việc và các mối quan hệ tốt một cách đầy tiếc nuối đấy.

Lợi ích của personal branding

Tạo sự tin tưởng về các mối quan hệ của bạn

Như một loại kỹ năng mềm, thương hiệu cá nhân cũng cần được rèn luyện để phát triển. Vì vậy khi bạn vượt trội ở một khía cạnh nào đó, đừng ngại thể hiện để người khác chú ý đến bạn. Từ đó khi có việc cần, bạn cũng sẽ chính là được nhớ đến để hỗ trợ tốt nhất cho họ.

6 Bước cơ bản để xây dựng Personal Branding

Bước 1: Thấu hiểu bản thân

Đầu tiên, bạn nên tìm cho mình một khoảng yên tĩnh, hít thở thật sâu và tự hỏi: Mình là ai? Mình thích điều gì? Mình đang làm gì? để giúp bạn có thời gian đối diện với bản thân. Ngoài ra, hiện nay, một số các phương pháp như Ikigai; hay các câu hỏi trắc nghiệm tâm lý MBIT; hoặc The Big Personalities giúp ta khám phá bản thân cũng phổ biến rộng rãi. Tiếp đó, hãy mạnh dạn trò chuyện và hỏi quản lý, người hướng dẫn hay các đồng nghiệp luôn hỗ trợ bạn trong công việc về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bạn cảm thấy ngại ư? Đừng lo lắng. Chén trà là lời mời câu chuyện. Hãy mở đầu bằng lời mời đi uống cafe hay trà sữa rồi khéo léo bắt chuyện nhé!

Xem thêm:   Kỹ Năng Viết Báo Cáo Và 7 Bước Giúp Bạn Viết Báo Cáo Một Cách Chuyên Nghiệp 

Bước 2: Xác định phong cách phù hợp

Sau khi đã hiểu rõ bản thân từ bước một, tiếp theo bạn cần xác định được phong cách thương hiệu cá nhân (personal branding) mình muốn hướng tới. Hãy liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu và sở thích của bản thân cũng như là các kỹ năng mà bạn cho là cần thiết để phát triển trong công việc, ngành nghề bạn hướng đến. Điều này giúp bạn xác định rõ phong cách thương hiệu cá nhân của mình.

Bước 3: Xác định đối tượng mục tiêu

Ở bước này, bạn sẽ cần xác định những đối tượng mà mình muốn tạo sức ảnh hưởng. Mẹo mẹo hay hiệu quả bạn có thể áp dụng chính là liệt kê những giá trị, những kiến thức mà mình mang lại là gì, thuộc lĩnh vực nào, sau đó là nhóm đối tượng cần đến chúng. Tiếp đến, bạn cần tự đánh giá những kiến thức mình cung cấp có sẽ giúp ích gì cho họ, và đâu là cách kể chuyện, chia sẻ thích hợp để có thể thu hút sự chú ý và mang đến giá trị cho “khán giả”.

Bước 4: Xây dựng từ những “vốn liếng” cơ bản có sẵn

Có rất nhiều nền tảng để người khác nhận diện thương hiệu một cách cơ bản của bạn, chủ yếu ở 3 nhóm chính:

  • Hình ảnh: Đó là mỗi khi bạn xuất hiện, khi bạn ăn mặc đẹp và nhận được những lời khen ngợi, trầm trồ của những người xung quanh. Hình ảnh chính là yếu tố góp phần lớn trong thương hiệu cá nhân mà bạn cần xây dựng.

  • Thông điệp: Thông điệp không nhất thiết phải là những kiến thức mà bạn đang chia sẻ, mà nó có thể là những câu nói truyền cảm hứng, động viên hoặc những mong muốn của bạn đối với cuộc sống và thế giới. Điều bạn cần quan tâm chính là sự đồng nhất giữa thông điệp mình truyền đi và quan điểm sống thực tế của chính mình.

  • Các kênh truyền thông: Đăng hình ảnh, bài viết, thành quả đạt được lên các trang mạng xã hội (Facebook, Linkedin, Blog, Instagram,…) là phương thức quảng bá hiệu quả, không tốn tiền mà lại tiết kiệm thời gian trong việc tiếp cận các đối tượng mục tiêu cho personal branding của mình.

Xem thêm:   Tư Duy Tài Chính: 11 Gợi Ý Giúp Bạn Bảo Vệ Tài Chính Cá Nhân

Bước 5: Phát triển thương hiệ

Comments

en_USEnglish