Học Business Analyst Ra Trường Làm Gì? 7 Định Hướng Nghề Nghiệp Ngành BA

Business Analyst – phân tích kinh doanh là một vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Đó là người đảm nhận vai trò phân tích, đánh giá quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm xác định các vấn đề cần cải thiện và đưa ra định hướng giải quyết cụ thể. Chuyên viên phân tích kinh doanh có thể làm việc trực tiếp với khách hàng để ghi nhận ý kiến đóng góp và sau đó đưa thông tin về team nội bộ để xử lý. Bên cạnh đó, BA còn đảm nhận việc viết và quản lý tài liệu kỹ thuật.

Business Analyst là người phân tích, đánh giá quá trình kinh doanh

Business Analyst là gì?

Business Analyst được hiểu đơn giản là chuyên viên phân tích kinh doanh là người đảm nhận vai trò phân tích, đánh giá quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm xác định các vấn đề cần cải thiện và đưa ra định hướng giải quyết cụ thể.

Chuyên viên phân tích kinh doanh có thể làm việc trực tiếp với khách hàng để ghi nhận ý kiến đóng góp, sau đó đưa thông tin về team nội bộ để xử lý. Bên cạnh đó, BA còn đảm nhận việc viết và quản lý tài liệu kỹ thuật.

Học gì để làm Business Analyst?

Để trở thành một BA, bạn có thể học một trong 3 ngành dưới đây:

  • Ngành hệ thống thông tin quản lý: sinh viên được đào tạo ba nhóm kiến thức chính bao gồm kinh tế, công nghệ thông tin và hệ thống thông tin quản lý cùng với các kỹ năng mềm cần thiết.

  • Ngành công nghệ thông tin: sinh viên sẽ được đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau như kỹ thuật phần mềm, an toàn thông tin, kỹ thuật máy tính, v.v. Đối với sinh viên theo học ngành này, việc hiểu rõ về kiến thức về CNTT và tham gia vào quá trình xây dựng phần mềm giải quyết các bài toán thực tế của doanh nghiệp là một lợi thế. Ngoài ra, họ cũng cần trang bị thêm kiến thức về kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

  • Ngành kinh tế – quản lý: sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo các môn học liên quan tới quản trị, tài chính, kế toán, ngân hàng. Nếu có mong muốn trở thành một BA, các sinh viên ngành này cần bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng CNTT.

Xem thêm:   Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản Và Các Yếu Tố Của Một Văn Bản Chuyên Nghiệp

Kỹ năng cần có một người làm BA

Để trở thành một Business Analyst thực thụ, cần trang bị những kỹ năng sau:

Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ

Một BA giỏi phải có khả năng giao tiếp tốt thì mới có thể tổ chức và điều hành một buổi họp thành công. Bởi vậy, kỹ năng trình bày và khả năng truyền đạt tới người khác là những kỹ năng quan trọng mà một người học Business Analyst cần cố gắng trau dồi. Bên cạnh đó, khả năng xây dựng mối quan hệ với các bên cũng là một kỹ năng mềm quan trọng.

Nhạy bén trong kinh doanh

Một BA thực thụ cần có kiến thức kinh doanh và hiểu biết chiến lược của doanh nghiệp để triển khai chiến thuật cần thiết. Bằng việc sở hữu khả năng nhạy bén trong kinh doanh, BA có thể nắm bắt kiến thức trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Tư duy phân tích dữ liệu

Để trở thành một BA, bạn cần có khả năng hiểu dữ liệu và đưa ra kết luận hỗ trợ chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Đồng thời, nhà phân tích kinh doanh có thể phân tích và xây dựng mô hình dữ liệu giúp nhà quản trị đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Toàn bộ dự án thực tế là lời giải cho một bài toán phức tạp với nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, BA phải là người làm rõ ràng các vấn đề, đưa ra các giải pháp khắc phục vấn đề, xác định phạm vi của dự án và tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết vấn đề.

Xem thêm:   Tư Duy Chiến Lược Là Gì? Tại Sao Cần Có Tư Duy Chiến Lược?

Tư duy phản biện

Nhân sự đảm nhận công việc phân tích kinh doanh có trách nhiệm đánh giá, phân tích và lựa chọn giải pháp trước khi làm việc cùng team. BA ngoài việc thu thập yêu cầu của khách hàng, còn phải phân tích các yêu cầu này một cách kỹ lưỡng để hiểu rõ mong muốn của khách hàng.

Xu hướng nghề BA tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nghề BA chưa thực sự phổ biến, thường chỉ xuất hiện trong các doanh nghiệp về tài chính, ngân hàng hoặc công nghiệp. Nhưng nghề này đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, có thể thấy mức lương cho nhân sự ngành này khá cao. Nghề BA đóng vai trò như một cầu nối cho dự án, sứ mệnh quan trọng nhất của một BA là hiểu rõ từ yêu cầu của khách hàng tới gợi ra nhu cầu cho chính họ và truyền tải đầy đủ thông tin tới bộ phận lập trình.

Con đường nghề nghiệp của một BA

Dưới đây là 7 định hướng phát triển nghề nghiệp của người học Business Analyst mà bạn có thể tham khảo:

  1. Professional BA: chuyên viên phân tích kinh doanh chuyên nghiệp.
  2. Business Analysis Manager: quản lý phân tích kinh doanh.
  3. Relationship Manager: quản lý quan hệ khách hàng.
  4. Project Manager: quản lý dự án.
  5. BA Competency Manager: quản lý năng lực phân tích kinh doanh.
  6. Subject Matter Expert: chuyên gia chuyên môn.
  7. Business Architect: kiến trúc sư kinh doanh.
Xem thêm:   Biện luận là gì? Cách phát triển tư duy biện luận hiệu quả

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm cái nhìn thú vị về nghề BA và định hướng cho con đường phát triển nghề nghiệp của mình.

Để tham khảo cơ hội nghề nghiệp và nên học Business Analyst ở đâu, hãy đến với các khoá học Expert Class và tìm cơ hội việc làm trên nền tảng của MH Group.

Comments

en_USEnglish