Self Efficacy Là Gì? Làm Thế Nào Để Phát Triển Niềm Tin Vào Chính Mình?

Khi chúng ta trưởng thành, chúng ta sẽ đặt cho bản thân rất nhiều câu hỏi. Vậy có khi nào bạn cảm thấy hoài nghi về bản thân mình, điều khiến cho bạn có cảm giác hoang mang khi những người bạn, người đồng nghiệp xung quanh ngày càng tiến xa hơn trong cuộc sống và sự nghiệp của chính bạn. Chính sự nghi ngờ đã tạo nội những cơn sóng nội tâm bên trong, việc bạn cần làm lúc này là tin vào chính bản thân mình, đây cũng chính là self efficacy mà các nhà tâm lý học thường sử dụng. Vậy self-efficacy là gì? Cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé!

1. Self efficacy là gì?

Self-efficacy là gì? Self-efficacy được dịch là niềm tin vào năng lực của bản thân, đây là một trong những nội dung trọng tâm của thuyết nhận thức xã hội hội nhà tâm lý học Albert Bandura. Khái niệm về Self-efficacy là gì tập trung nhấn mạnh vai trò của quá trình học tập qua quan sát, các trải nghiệm xã hội.

Theo Bandura thái độ, năng lực và kỹ năng của một người sẽ hình thành nên hệ thống cái tôi. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong cách bạn nhìn nhận tình huống và cách ta hành xử trong nhiều tình huống khác nhau. Do đó, niềm tin vào năng lực bản thân chính là bộ phận then chốt của hệ thống này. 

Như vậy, Self efficacy được hiểu đơn giản là niềm tin vào năng lực sắp xếp và thực hiện một chuỗi các hành động để kiểm soát tình huống sắp diễn ra. Nói một cách dễ hiểu niềm tin vào năng lực chính là niềm tin bạn sẽ thành công trong một số tình huống nhất định. Niềm tin này cũng là yếu tố quyết định cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành xử. 

Xem thêm:   Những Thói Quen Xấu Trong Giao Tiếp Và Cách Khắc Phục

2. Sức mạnh khi tin vào năng lực bản thân

Tại sao nói niềm tin vào năng lực của bản thân chính là đề tài quan trọng đối với các nhà giáo dục và tâm lý học? Theo Bandura và các nhà nghiên cứu đã mô tả, Self-efficacy của bản thân có tác động rất nhiều lên tất mọi thứ từ trạng thái tâm lý cho đến hành vi, động lực.

Tất cả mọi người đều có thể xác định mục tiêu mà mình muốn hoàn thành, những thứ bạn muốn thay đổi và đạt được. Tuy nhiên, mọi người nhận ra rằng những kế hoạch hành động không hề đơn giản. Bandura và những người khác đã nhận ra Self-efficacy đó vai trò quan trọng trong việc tiếp cận mục tiêu, nhiệm vụ và thách thức. 

Những người có niềm tin mạnh mẽ vào năng lực của bản thân sẽ:

  • Có thách thức là một nhiệm vụ của bản thân và phải thực hiện như thế nào cho thật tốt.
  • Có mối quan tâm lớn với các hoạt động mà mình tham gia.
  • Đưa ra những cam kết mạnh mẽ về những quan tâm và hoạt động mà mình sẽ làm.
  • Nhanh chóng lấy lại phong độ sau những lần vấp ngã và tuyệt vọng.

Những người không có năng lực vào bản thân sẽ:

  • Thường xuyên né tránh những công việc khó khăn. 
  • Mặc định những nhiệm vụ và tính huống khó khăn nằm ngoài năng lực kiểm soát của bản thân. 
  • Chăm chăm vào những sai sót của bản thân và những hệ quả tiêu cực.
  • Đánh mất sự tự tin và năng lực của bản thân.
Xem thêm:   Bí Kíp Rèn Luyện Kỹ Năng Quan Sát Và Phán Đoán Tinh Tế

3. Cách phát triển niềm tin năng lực bản thân

Niềm tin vào năng lực bản thân sẽ được bắt đầu từ những năm tháng đầu đời, khi trẻ có cơ hội đương đầu với nhiều trải nghiệm, tình huống và nhiệm vụ. Tuy nhiên, sự phát triển của Self-efficacy không chấm dứt trong suốt  thời gian còn nhỏ mà vẫn tiếp tục tiến hóa suốt đời con người có được những kỹ năng, hiểu biết và trải nghiệm mới. 

Theo Bandura niềm tin vào năng lực bắt nguồn từ:

3.1 Kinh nghiệm và sự thành thạo

Theo giải thích của Bandura, cách tốt nhất để xây dựng niềm tin mạnh mẽ vào năng lực của chính mình là trải qua nhiều trải nghiệm và học hỏi cho đến khi thành thạo. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thể xử lý hiệu quả một công việc hoặc một thử thách có thể làm suy giảm và làm yếu đuối niềm tin vào khả năng của chính mình.

3.2 Hình mẫu xã hội

Việc bạn chứng kiến sự thành công trong công việc của một người khác chính là nguồn căn giúp bạn tăng cường niềm tin vào năng lực của bản thân. Theo Bandura “Việc nhìn thấy một người khác gần giống với mình thành công bằng sự nỗ lực liên tục của chính họ sẽ giúp bạn gia tăng niềm tin vào bản thân, giúp bạn làm chủ hoạt động và gặt hái được thành công nhất định trong quá trình thực hiện”.

3.3 Thuyết phục từ xã hội

Bandura đã chứng minh rằng con người có thể bị thuyết phục để tin rằng họ sở hữu những kỹ năng và khả năng cần thiết để đạt được thành công. Khi người khác nói những điều tích cực, khích lệ bạn và động viên bạn, điều đó có thể giúp bạn tập trung vào mục tiêu của mình. Sự khích lệ từ người khác không chỉ giúp bạn vượt qua những nghi ngại về bản thân mà còn tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy sự nỗ lực tối đa trong công việc mà bạn đang thực hiện.

Xem thêm:   10 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Là Một Người Thú Vị Và 7 Cách Để Bớt “Nhạt”

3.4 Phản ứng tâm lý

Phản hồi và cảm xúc của bạn đối với từng tình huống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định niềm tin của bạn vào năng lực của bản thân. Cảm xúc, tâm trạng, phản ứng và mức độ căng thẳng đều tác động trực tiếp lên việc con người cảm nhận về năng lực của mình trong một tình huống nào đó. Khi bạn ở trạng thái lo lắng cực độ khi thuyết trình giữa đám đông cũng là cách hình thành niềm tin vào năng lực của mình trong tình huống này. 

Lời kết 

Như vậy, bài viết trên của Chúng tôi đã giúp bạn hiểu Self-efficacy là gì và làm thế nào để phát triển niềm tin vào năng lực của bản thân. Hãy luôn nhớ rằng học hỏi cách giảm bớt sự căng thẳng và biết cách cải thiện tâm trạng sẽ giúp bạn thực hiện những nhiệm vụ khó khăn hoặc thử thách một cách dễ dàng hơn, từ đó giúp bạn có thêm niềm tin năng lực của bản thân. 

Comments

en_USEnglish