Có nên học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp? Nên học thạc sĩ hay đi làm? Đây là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra. Nhiều người cho rằng, việc sinh viên đi học thạc sĩ ngay sau khi ra trường là để trốn tránh cái “mác” thất nghiệp. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên, cùng Chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Có nên học thạc sĩ không?
Có nên đi học thạc sĩ không? Đây là một câu hỏi được rất nhiều các bạn trẻ đã tốt nghiệp trình độ đại học quan tâm. Trên thực tế, có nên học thạc sĩ hay không sẽ phụ thuộc vào điều kiện của mỗi người. Trong phần này, Chúng tôi sẽ đề cập đến các ưu điểm, cũng như một số hạn chế khi theo học thạc sĩ để bạn có thể đưa ra quyết định học tập một cách tốt hơn.
Ưu điểm
Tại sao nên học thạc sĩ? Bạn biết đấy, việc học không bao giờ là đủ, do đó, mỗi chúng ta cần giữ tinh thần ham học hỏi, học nữa và học mãi.
Học thạc sĩ là một cơ hội để bạn mở rộng vốn kiến thức, kỹ năng của mình trong lĩnh vực để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ưu tiên tuyển dụng các ứng viên có trình độ thạc sĩ trở lên hay tại một số vị trí quản lý/ cao cấp đều ưu tiên có trình độ học vấn cao.
Việc tham gia chương trình học thạc sĩ giúp bạn mở rộng mối quan hệ trong ngành. Bởi hầu hết các sinh viên trong lớp đều là người đã ra trường và đi làm. Nhờ đó, bạn có cơ hội học hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực chiến từ những anh chị lâu năm trong nghề.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm được một (nhiều) mentor cho mình, hoặc một cơ hội nghề nghiệp phù hợp với bản thân nhờ sự giới thiệu từ bạn bè trong lớp.
Đọc thêm: Top 10 Kỹ Năng Cần Thiết Cho Sinh Viên Mới Ra Trường
Một số lưu ý khi học thạc sĩ
Một số cân nhắc khi học thạc sĩ:
- Ý định học thạc sĩ: Lúc này bạn cần trả lời các câu hỏi về mục đích thực sự về quyết định học thạc sĩ. Liệu bạn đăng ký học chỉ để cho bằng bạn bằng bè, hay mong muốn một cơ hội tăng lương, v.v. mỗi mục đích này đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của bạn, do hãy suy nghĩ thật kỹ nhé.
- Tài chính: Vấn đề học phí cũng được coi là một tiêu chí bạn cần cân nhắc khi học thạc sĩ. Hãy đảm bảo rằng bạn hoặc gia đình có đủ khả năng chi trả, và quá trình đi học thạc sĩ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính của bạn hoặc gia đình.
- Vấn đề thời gian: Nếu bạn đang đi làm full – time việc sắp xếp thời gian đi học thạc sĩ cần được cân nhắc để vừa có thể đảm bảo vừa học vừa làm và cuộc sống cá nhân cân bằng. Hiện nay, tại một số trường đại học đang đào tạo chương trình thạc sĩ vào cuối tuần hoặc vào buổi tối để thuận lợi hơn cho sinh viên.
- Thời điểm học thích hợp: Nên học ngay sau khi ra trường, hay sau khi ra trường một thời gian cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Tùy thời điểm sẽ có điểm tốt và hạn chế riêng.
- Lựa chọn ngành học thích hợp: Cũng giống như với việc chọn ngành học đại học, việc chọn ngành/chuyên ngành học thạc sĩ cũng cần được cân nhắc. Ngành/chuyên ngành học phải có sự liên quan đến con đường nghề nghiệp trong tương lai, cũng như triển vọng của ngành.
Đọc thêm: Lựa Chọn Nghề Nghiệp Thế Nào Khi Không Biết Mình Thích Gì?
Thời điểm nào học thạc sĩ là hợp lý?
Nên học thạc sĩ vào thời điểm nào? Cùng Chúng tôi đi tìm câu trả lời trong phần dưới đây nhé.
Học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp | Học thạc sĩ sau khi đã đi làm (2 năm trở lên) | |
Ưu điểm | – Thoải mái về mặt thời gian. – Không mất thời gian làm quen với việc học, do chỉ vừa mới kết thúc chương trình học trên trường. – Cơ hội tiếp xúc với nhiều anh chị kinh nghiệm trong ngành, từ đó mở rộng mối quan hệ và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. |
– Có thể tự chủ vấn đề tài chính. – Xác định chuyên ngành học cụ thể, sau khoảng thời gian làm việc thực tế. – Hiểu rõ về mục đích học tập của mình.Cơ hội tiếp xúc với nhiều anh chị kinh nghiệm trong ngành, từ đó mở rộng mối quan hệ và cơ hội hợp tác trong tương lai. – Quá trình học hiệu quả hơn do đã có nhiều kiến thức, và kinh nghiệm thực tế. |
Nhược điểm | – Áp lực về mặt tài chính. – Thiếu định hướng trong việc lựa chọn ngành/chuyên ngành học thạc sĩ phù hợp do chưa có cơ hội làm việc thực tế. – Việc ứng dụng kiến thức vào thực tế có thể gặp khó khăn hơn do chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. |
– Khó khăn trong việc sắp xếp thời gian hợp lý. – Cần thời gian làm quen với việc đi học lại, do nghỉ học một thời gian dài. |
Theo quan điểm của tác giả, việc học thạc sĩ ngay sau khi ra trường hay sau khi đã đi làm sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng người.
Bạn nên học thạc sĩ khi thực sự cần thiết, khi đó mục tiêu và định hướng học tập của bạn đã hoàn toàn rõ ràng. Cùng với đó, đừng quên tự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân và đóng góp nhiều giá trị tích cực cho xã hội nhé.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về câu hỏi “Sinh viên mới ra trường có nên học thạc sĩ ngay?” mà Chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều góc nhìn mới, giúp bạn đưa ra quyết học tập đúng đắn nhất cho bản thân.
Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé.