Tế Nhị Là Gì? Cách Giao Tiếp & Đưa Ra Góp Ý Một Cách Tế Nhị

Tế nhị là gì? Làm sao để phê bình và góp ý cho người khác một cách tế nhị? Tế nhị là một tính từ đặc biệt được dùng để mô tả cách hành xử của con người trong các mối quan hệ xã hội. Để hiểu hơn về cách hành xử này, mời bạn cùng Chúng tôi khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Sự tế nhị là gì?

Tế nhị dùng để thể hiện là sự ý tứ, khéo léo và nhẹ nhàng trong cách cư xử với các mối quan hệ xã hội. Người tế nhị thường rất tâm lý, hiểu được cảm xúc của người khác để có cách cư xử phù hợp nhất. Điều này giúp cho đối phương cảm thấy dễ chịu, hài lòng. 

Sự tế nhị là gìSự tế nhị là gì

Như thế nào là một người tế nhị? Một vài dấu hiệu của người có hành xử tế nhị có thể kể đến như:

  • Luôn thể hiện sự tôn trọng đạo đức và giá trị của người khác
  • Tôn trọng chính bản thân mình, biết cách thể hiện cảm xúc và cư xử một cách đúng đắn không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và xã hội
  • Tôn trọng các giá trị văn hóa, truyền thống
  • Sống ngay thẳng, không vụ lợi, không lạm dụng quyền lực để đạt được lợi ích cá nhân
  • Lời nói, cử chỉ hành động lịch sự, khéo léo và quan tâm đến mọi người xung quanh
  • Nắm bắt và hiểu tâm lý đối tượng giao tiếp hiệu quả, từ đó có cách hành xử phù hợp

Đọc thêm: Làm Gì Khi Đồng Nghiệp Có Thói Khôn Lỏi?

2. Tại sao tế nhị lại quan trọng?

Việc hành xử một cách tế nhị có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, bởi:

  • Cách hành xử tế nhị giúp chúng ta tránh phải những xung đột không đáng có, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
  • Sự tế nhị giúp chúng ta bảo vệ sự riêng tư cho bản thân và người khác trong một số trường hợp nhất định. Chẳng hạn, thay vì chỉ ra lỗi sai của đồng nghiệp trước tất cả mọi người, bạn lựa chọn một nơi góp ý kín đáo để đồng nghiệp không bị khó xử. Hoặc trong các trường hợp bạn muốn thổ lộ tình cảm, sự tế nhị sẽ giúp bạn thể hiện một cách nhẹ nhàng, không làm đối phương khó xử.
  • Bên cạnh đó, cách hành xử tế nhị giúp chúng ta giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, chẳng hạn trong việc lựa chọn ngôn từ phù hợp trong giao tiếp, hay duy trì lối sống văn minh, v.v.
Xem thêm:   Tư Duy Ngược Là Gì? 5 Bước Áp Dụng Tư Duy Ngược Thành Công

Đọc thêm: Làm Gì Khi Có Đồng Nghiệp Toxic?

3. Cách giao tiếp và đưa ra góp ý một cách tế nhị 

Qua phần trên, hy vọng bạn đã hiểu phần nào về ý nghĩa của sự tế nhị trong cuộc sống. 

Có thể nói, việc đưa ra lời phê bình hay góp ý với người khác không phải lúc nào cũng dễ dàng. Sự thiếu tế nhị trong cách góp ý có thể làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của cuộc trao đổi. Vậy làm thế nào để người nhận phê bình không cảm thấy xấu hổ hay cảm thấy khó chịu? Làm cách nào để giúp đối phương có thể nhìn nhận chính xác vấn đề của mình?

Đừng lo, trong phần dưới đây, Chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn một số cách giao tiếp và đưa ra lời góp ý một cách tế nhị giúp đối phương góp ý cảm thấy thoải mái nhất khi đón nhận.

3.1 Kiểm soát cảm xúc bản thân

Đừng để cảm xúc chi phối hành động của bản thân. Bạn nên đưa ra góp ý cho người khác trong trạng thái bình tĩnh, điều này vừa thể hiện sự tôn trọng của bạn với đối phương, đồng thời đảm bảo hành vi và lời nói của bạn được kiểm soát tốt nhất. 

Sự tế nhị trong cuộc sốngSự tế nhị trong cuộc sống

3.2 Góp ý ở nơi riêng tư

Việc góp ý tại nơi đông người có thể khiến cho đối phương cảm thấy xấu hổ, không thoải mái, đặc biệt trong những tình huống nhạy cảm.

Xem thêm:   Chuẩn bị đi làm chỉ trong 10 phút buổi sáng cực nhanh và hiệu quả

Do đó, bạn hãy tìm một nơi riêng tư để bạn có thể đưa ra góp ý. Khi đó, cả bạn và đối phương đều thoải mái chia sẻ quan điểm của mình.

Đọc thêm: Rèn Luyện Kỹ Năng Khen Ngợi, Góp Ý Khéo Léo Cho Nhà Quản Lý

3.3 Tập trung vào hành động chứ không phải con người

Khi đưa ra góp ý với người khác hãy dựa trên hành động của họ, chứ không phải đánh giá qua con người họ. Chẳng hạn, nếu bạn muốn góp ý với đồng nghiệp hãy gõ phím nhỏ lại, thay vì đánh giá họ mất ý thức và thiếu tôn trọng người khác, hãy cho họ biết việc họ gõ phím quá to gây ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh. 

3.4 Đưa ra góp ý một cách cụ thể

Đừng góp ý một cách chung chung, hãy chỉ ra cho họ cụ thể về điều mà họ nên khắc phục. Việc bạn nói qua chung chung có thể khiến đối phương khó xác định bản thân cần cải thiện điều gì. 

3.5 Dành cho đối phương sự tin tưởng

Khi đưa ra góp ý cho người khác, hãy thể hiện lòng tin của bạn về việc học có thể cải thiện điểm yếu của mình. Hãy truyền cho họ nguồn năng lực tích cực, khi đó, họ sẽ tiếp nhận lời góp ý của bạn một cách nhẹ nhàng hơn và có động lực để thay đổi.

3.6 Biết cách lắng nghe

Bạn đừng nên chỉ đưa ra góp ý mà không lắng nghe ý kiến phản hồi của đối phương. Bởi đôi khi những gì bạn thấy lại chưa thực sự đúng, do đó, hãy lắng nghe để hiểu vấn đề một cách toàn diện hơn. Điều này vừa thể hiện sự tôn trọng của bạn với đối phương, vừa giúp bạn đưa ra lời góp ý một cách phù hợp nhất.

Xem thêm:   Superstructure Là Gì? Bí Quyết Đơn Giản Hóa Việc Ra Quyết Định

3.7 Đưa ra gợi ý giải quyết

Bên cạnh việc góp ý, bạn có thể gợi ý cho đối phương một vài hướng giải quyết vấn đề của mình. Hành động này thể hiện sự quan tâm và mong muốn thấy đối phương được tốt lên.

Với nguồn năng lượng tích cực mà bạn đem lại, đối phương sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nhận lời góp ý và có định hướng ban đầu để cải thiện vấn đề của bản thân. 

tế nhị khi giúp đỡ người khác là gìtế nhị khi giúp đỡ người khác là gì

3.8 Bao dung với đối phương

Đừng quá khắt khe, hãy cho đối phương cơ hội để trở nên tốt hơn. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, đừng vì lỗi sai một lần của nhân viên mà có thái độ ác cảm hoặc đánh giá thấp về họ. Thay vào đó, hãy quan sát, đưa ra góp ý và hỗ trợ họ để giúp họ trở nên tốt hơn từng ngày. 

Đọc thêm: Tinh Tế Là Gì? Cách Ghi Điểm Bằng Những Cử Chỉ Tinh Tế

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Tế nhị là gì?” mà Chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu và biết cách hành xử tế nhị với các mối quan hệ xung quanh.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Chúng tôi và mọi người cùng biết nhé. 

Comments

en_USEnglish