Entrepreneur là gì? Đây là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và khởi nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một cách chi tiết nhất về chủ đề này, cũng như bật mí cho bạn chân dung của một entrepreneur thành công.
Entrepreneur là gì?
Entrepreneur nghĩa là gì? Entrepreneur được dùng để chỉ một người nào đó bắt đầu và quản lý dự án kinh doanh của riêng mình, họ chấp nhận các rủi ro tài chính để theo đuổi dự án. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Pháp.
Khi đó, entrepreneurship được hiểu là tinh thần khởi nghiệp.
Entrepreneur thường là những cá nhân có tính sáng tạo, họ xác định tiềm năng của thị trường, phát triển ý tưởng kinh doanh, đảm bảo nguồn vốn và kiểm soát toàn bộ việc điều hành và phát triển của dự án kinh doanh.
Có những kiểu entrepreneur nào?
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm “Entrepreneur là gì?”, trong phần này, Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các kiểu entrepreneur thường gặp.
Doanh nghiệp nhỏ
Khoảng hơn 99% các doanh nghiệp của Hoa Kỳ được xem là những doanh nghiệp nhỏ và phần lớn trong số đó là các dự án khởi nghiệp (entrepreneurial ventures), theo SBA của Mỹ (Small Business Administration). Đó có thể là một nhà hàng, cửa hàng bán lẻ hay nhà cung cấp dịch vụ tại địa phương.
Thông thường, các dự án kinh doanh này thường không có bất kỳ suy nghĩ nào đến việc phát triển thành chuỗi hoặc nhượng quyền.
Hầu hết entrepreneur của các doanh nghiệp nhỏ sử dụng tiền của chính mình để bắt đầu.
Startup có thể mở rộng
Một dự án khởi nghiệp có khả năng mở rộng luôn cố gắng để phát triển nhanh chóng và có lãi. Dù không phổ biến như các doanh nghiệp nhỏ, nhưng startup thu hút sự chú ý khi trở nên thành công.
Các dự án khởi nghiệp cần thu hút vốn đầu tư để giúp họ phát triển và mở rộng.
Intrapreneurship (khởi nghiệp trong doanh nghiệp)
Intrapreneurship được hiểu là một doanh nghiệp cho phép nhân viên của mình khởi nghiệp trong chính công ty mà mình đang làm việc. Intrapreneur sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để phát triển dự án, do đó, họ ít phải chịu các rủi ro liên quan đến tài chính cá nhân.
Có thể nói, mô hình này cho phép các entrepreneur nhiều cơ hội để thành công nhờ sự hỗ trợ to lớn từ doanh nghiệp đứng sau.
Social entrepreneur
Social entrepreneur hay doanh nhân xã hội thường luôn tìm cách để tạo ra sự thay đổi tích cực. Họ có thể thành lập một tổ chức phi lợi nhuận, hay tạo ra một sáng kiến thú vị với mục đích giúp đỡ mọi người và thay đổi thế giới theo hướng tích cực.
Các vấn đề đã và đang được quan tâm có thể kể đến như: phân biệt chủng tộc, bảo vệ môi trường, phân biệt giới tính, v.v.
Những đặc điểm quan trọng của một entrepreneur thành công
Mặc dù những đặc điểm này đóng góp vào sự thành công trong kinh doanh, nhưng điều quan trọng hơn cả là mỗi entrepreneur là duy nhất và không có công thức thành công chung cho tất cả mọi người.
Bạn biết đấy, hành trình khởi nghiệp luôn đầy rẫy thách thức. Khi đó, sự trưởng thành và phát triển cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong những thành tựu cuối cùng của một entrepreneur.
Đam mê và quyết tâm
Để thành công, entrepreneur cần thực sự đam mê và quyết tâm đối với dự án kinh doanh của mình. Đây sẽ là động lực để bạn đối mặt và vượt qua những khó khăn.
Sáng tạo và đổi mới
Entrepreneur cần tìm kiếm những ý tưởng mang tính sáng tạo và đổi mới nhằm tạo ra các sản phẩm/dịch vụ độc đáo và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Chấp nhận rủi ro
Bạn cần hiểu rằng, rủi ro là một điều gì đó luôn tồn tại trong kinh doanh. Do đó, hãy chấp nhận nó và đừng để sự lo sợ thất bại kìm kẹp sự phát triển và thành công doanh nghiệp của bạn.
Tầm nhìn chiến lược rõ ràng
Để dẫn dắt của mình đi đến thành công, bạn cần có một tầm nhìn chiến lược rõ ràng, cũng như xác định những mục tiêu cần đạt được.
Khả năng thích ứng linh hoạt
Khi thị trường liên tục biến động, nếu doanh nghiệp của bạn không có sự ứng biến linh hoạt thì khả năng thất bại là rất lớn. Điều này yêu cầu người lãnh đạo doanh nghiệp cần nhạy bén, kịp thời điều chỉnh kế hoạch để doanh nghiệp thích ứng hiệu quả với bối cảnh mới.
Khả năng lãnh đạo tốt
Entrepreneur sở hữu phẩm chất lãnh đạo cho phép họ truyền cảm hứng và động lực cho nhân viên của mình. Họ có thể thiết lập và lãnh đạo các nhóm một cách hiệu quả, giao nhiệm vụ và truyền đạt tầm nhìn của doanh nghiệp một cách rõ ràng.
Tư duy không ngừng học hỏi
Có thể nói đây là một trong những tố chất không thể thiếu của một entrepreneur thành công. Nhờ đó, họ có thể liên tục cập nhật xu hướng thị trường, tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới và thích ứng với sự thay đổi linh hoạt của thị trường.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Entrepreneur là gì?” mà Chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ thú vị này, cũng như có thêm nhiều góc nhìn về một entrepreneur thành công.
Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Chúng tôi hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.
Tham khảo: University of Michigan’s Center for Entrepreneurship