Front office là gì? Đây là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp. Để hiểu hơn về bộ phận này, mời bạn cùng Chúng tôi khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Front office là gì?
Bộ phận front office được hiểu là gì? Trong doanh nghiệp, đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với khách hàng.
Front office trong ngân hàng là gì? Trong lĩnh vực ngân hàng, front office có thể kể đến các bộ phận như lễ tân, giao dịch khách hàng, v.v.
Còn đối với lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, front office hay bộ phận tiền sảnh có nhiệm vụ tiếp đón khách hàng, hỗ trợ giải quyết một số các thủ tục liên quan trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ tại đây.
2. Sự khác nhau giữa back office và front office là gì?
Front office và back office khác nhau như thế nào? Để rõ hơn về sự khác biệt giữa hai bộ phận này, mời bạn cùng tham khảo bảng so sánh dưới đây nhé.
Front office | Back office | |
Tương tác với khách hàng | Nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tiếp cận yêu cầu của khách hàng, cung cấp dịch vụ và quản lý mối quan hệ khách hàng. | Nhân viên không tiếp xúc một cách trực tiếp với khách hàng. Họ hỗ trợ bộ phận front office vận hành nhưng từ phía sau. |
Trọng tâm | Tạo doanh thu và trải nghiệm khách hàng tích cực. | Hỗ trợ front office vận hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức. |
Trách nhiệm | Liên quan đến kinh doanh, hỗ trợ khách hàng, quản trị mối quan hệ khách hàng, lễ tân. Ngoài kỹ năng chuyên môn, các vị trí này còn đòi hỏi ứng viên phải có khả năng giao tiếp, liên kết con người tốt. | Liên quan đến các bộ phận như kế toán, công nghệ thông tin, quản lý cơ sở hạ thành, v.v. Các vị trí này yêu cầu nhiều hơn về các kỹ năng chuyên môn mà ứng viên sở hữu. |
Tầm nhìn | Được coi giống như bộ mặt của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức với khách hàng | Khách hàng không thể nhìn thấy một cách trực diện, đóng vai trò quan trọng trong bộ máy vận hành nội bộ của doanh nghiệp. |
3. Các vị trí trong front office
Dưới đây là một số vị trí quan trọng tại bộ phận front office.
3.1. Lễ tân
Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp đầu tiên với khách hàng, đối tác. Nhiệm vụ của lễ tân là tiếp đón, hỗ trợ giải quyết các vấn đề cơ bản của khách hàng. Tuy vậy, mô tả công việc của lễ tân tại các môi trường và lĩnh vực khác nhau vẫn có sự khác biệt nhất định.
Tại ngân hàng, bộ phận lễ tân có nhiệm vụ đón tiếp, xác định nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng lấy số thứ tự, sắp xếp chỗ ngồi cho khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng có thể đảm nhận việc trực điện thoại, hỗ trợ chuyển các tài liệu và giấy tờ cần thiết trong ngân hàng.
3.2. Bộ phận quan hệ khách hàng
Bộ phận này có trách nhiệm quản lý mối quan hệ với khách hàng, đảm bảo trải nghiệm khách hàng tích cực khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Trong nhiều doanh nghiệp, bộ phận quan hệ khách hàng còn được gọi là bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận hỗ trợ khách hàng, v.v.
3.3. Bộ phận kinh doanh
Các vị trí quen thuộc trong bộ phận kinh doanh có thể kể đến như:
- Chuyên viên phát triển thị trường
- Chuyên viên kinh doanh
- Telesales
- Nhân viên bán hàng
- Giao dịch viên, v.v.
Các vị trí này có nhiệm vụ tìm kiếm, đàm phán và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ/sản phẩm của khách hàng.
Mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức khác nhau, do đó, các bộ phận trong front office có thể có sự khác biệt.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngân hàng còn có thêm bộ phận tín dụng, hay trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng có bộ phận thu ngân, dịch vụ văn phòng, v.v.
4. Nên làm việc tại front office hay back office?
Để có câu trả lời hiệu quả nhất cho câu hỏi này, bạn cần hiểu được sự khác biệt giữa yêu cầu của hai vị trí này.
Như đã đề cập trong phần trước đó, các vị trí tại bộ phận front office ngoài yêu cầu về chuyên môn, còn đòi hỏi ứng viên có ứng viên sở hữu các kỹ năng xã hội tốt, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng liên kết con người, v.v. Bên cạnh đó, một số vị trí còn yêu cầu thêm về tiêu chí ngoại hình.
Trong khi đó, các vị trí trong bộ phận back office yêu cầu nhiều hơn về các kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng xã hội vẫn là một tiêu chí để lựa chọn ứng viên nhưng mức độ thấp hơn so với bộ phận front office.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ kể trên có thể giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân.
Đọc thêm: BackOffice là gì? Vai trò của Back Office với doanh nghiệp
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Front office là gì?” mà Chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp thêm cho bạn nhiều góc nhìn thú vị về chủ đề này.
Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Chúng tôi hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.