Intrapreneurship Là Gì? Nơi Khởi Nguồn Những Ý Tưởng Đột Phá

Intrapreneurship là một khái niệm đang trở nên phổ biến trong thế giới kinh doanh hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của intrapreneurship trong việc tạo ra sự đổi mới trong các doanh nghiệp. Vậy, intrapreneurship là gì? Entrepreneur có nghĩa là gì?

Trong bài viết này, cùng Chúng tôi tìm hiểu về khái niệm intrapreneurship là gì, sự khác biệt giữa intrapreneurship và entrepreneurship là gì, cũng như các lợi ích mà intrapreneurship mang lại. 

Intrapreneurship là gì?

Intrapreneur nghĩa là gì? Intrapreneurship được sử dụng để chỉ một doanh nghiệp cho phép nhân viên của mình khởi nghiệp tại chính nơi họ làm việc, với mục đích sáng kiến hoặc cải thiện sản phẩm.

intrapreneurship là gìintrapreneurship là gì

Intrapreneurship và entrepreneurship có giống nhau không? Sự khác biệt giữa intrapreneurship và entrepreneurship là gì?

Dù cùng mang tinh thần start-up nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Intrapreneurship được bắt đầu trong một doanh nghiệp và trong quá trình khởi nghiệp họ nhận được sự hỗ trợ từ công ty mẹ. Trong khi, Entrepreneurship dùng để chỉ những start up “tự lực cánh sinh” để hiện thực ý tưởng của mình.

Đọc thêm: Có Nên Làm Việc Ở Công Ty Startup Hay Không?

Nguồn gốc của Intrapreneurship

Doanh nhân người Mỹ – ông Gifford Pinchot là người đã tiên phong cho khái niệm intrapreneurship. Ông cùng vợ của mình lần đầu tiên nhắc đến định nghĩa Intra-Corporate Entrepreneurship (tinh thần khởi nghiệp trong nội bộ doanh nghiệp), trong một cuốn sách vào năm 1978 khi thực hiện phân tích sự tự do sáng tạo trong thời đại của các doanh nghiệp lớn.

Đặc điểm của intrapreneurship

Intrapreneurship được “nuôi dưỡng” trong nội bộ doanh nghiệp với mục đích đi tìm các ý tưởng cải tiến hoặc, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới giống như một start up thực thụ. 

Xem thêm:   Top 10 Những Ngành Nghề Không Bao Giờ Lỗi Thời

Khi tham gia intrapreneurship, các thành viên sẽ không phải chịu các rủi ro liên quan, chẳng hạn như rủi ro tài chính.

Một số dự án khởi nghiệp dưới hình thức intrapreneurship được thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận công bằng giữa đơn vị chủ quản và các thành viên tham gia dự án.

Đến năm 1985, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến hơn thông qua bài báo “Here come the intrapreneurs” trên Time. Thuật ngữ này chứng thức được thêm vào từ điển The American Heritage Dictionary vào năm 1992.

Lợi ích của intrapreneurship

Đối với tổ chức

Với một tổ chức luôn đổi mới sẽ luôn thu hút những người sáng tạo. Đây là một môi trường làm việc tuyệt vời, kích thích tinh thần sáng tạo và đổi mới của nhân viên. 

Tuy vậy, ở một số doanh nghiệp truyền thống, điều này hiếm khi được xảy ra. Đây có thể là một mối nguy cơ tiềm ẩn khiến doanh nghiệp đi chậm hơn với thị trường và khó thể phát triển. 

Intrapreneurship tạo ra sự tăng trưởng bằng việc chấp nhận sự thay đổi. Nếu không có nó, tổ chức sẽ khó phát triển và suy thoái dần.

Intrapreneurship tạo ra sự tăng trưởngIntrapreneurship tạo ra sự tăng trưởng

Đối với người khởi nghiệp

Nhờ sự hậu thuẫn của nội bộ doanh nghiệp, các thành viên tham gia vào dự án khởi nghiệp sẽ hạn chế chịu tác động từ các rủi ro. Nếu không may thất bại, bạn sẽ không chịu tổn thất về kinh tế, thay vào đó sẽ là một bài học giá trị cho dự án kinh doanh tiếp theo.

Xem thêm:   300 Triệu Lao Động Có Nguy Cơ Mất Việc Do AI Như ChatGPT, Đặc Biệt Là Các Ngành Này

Intrapreneurship là entrepreneurship với một mạng lưới an toàn. 

Nếu dự án của bạn thành công, bạn sẽ tiếp tục phát huy các kỹ năng của mình trong những dự án tiếp theo.

Với intrapreneurship, tinh thần khởi nghiệp sẽ vẫn tiếp tục được “nung nấu” ngay cả khi họ phải chịu thất bại lần đầu tiên. Bạn biết đấy, các dự án khởi nghiệp thường hiếm khi thành công ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên.

Ví dụ về intrapreneurship

Một vài ví dụ thành công của Intrapreneurship có thể bạn chưa biết:

  • Apple Macintosh

Vào thập niên 80, Steve Jobs và một nhóm 20 kỹ sư của Apple đã cùng phát triển máy tính Mac. Nhóm các kỹ sư này được dẫn đầu bởi Jobs, họ được cho phép hoạt động một cách độc lập. Nhóm nhân viên sáng tạo với tinh thần khởi nghiệp đã tạo ra một sản phẩm có tính cạnh tranh cao. 

  • Post-It Note

Đơn giản và hiệu quả, Post-It Note là một thiết bị đắc lực của các nhân viên văn phòng. Đây cũng là một ví dụ điển hình của intrapreneurship.

  • Sony PlayStation

Mặc dù ban đầu dự án này gặp nhiều phản đối, Sony PlayStation đã trở thành một hiện tượng trên toàn cầu. Đây là ví dụ điển hình tiếp theo tinh thần khởi nghiệp trong nội bộ doanh nghiệp.

ví dụ về intrapreneurshipví dụ về intrapreneurship

Làm thế nào để khuyến khích intrapreneurship trong doanh nghiệp?

Để thúc đẩy intrapreneurship, các doanh nghiệp cần luôn lắng nghe ý tưởng của nhân viên và tạo cơ hội để họ phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có một quy trình cụ thể để họ có thể phát huy tối đa năng lực của mình.

Xem thêm:   Nghiên Cứu Chỉ Ra Rằng Phụ Nữ Chịu Tổn Thương Trước Tác Động Của AI Nhiều Hơn So Với Nam Giới

Việc lập kế hoạch và tạo ra một quy trình thực tế cho phép bạn và thành viên tham gia khởi nghiệp có thể xác định và hiện thực các mục tiêu của mình.

Đọc thêm: VUCA Là Gì? Lời Khuyên Cho Giới Trẻ Trong Thời Đại VUCA

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “intrapreneurship là gì?” mà Chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về một thuật ngữ thú vị này. 

Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé.

tải mẫu cv file wordtải mẫu cv file word

Bình luận

viVietnamese