Kỹ Năng Làm Việc Dưới Áp Lực: Cách Đối Phó Với Áp Lực & Bí Kíp Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn

Khả năng làm việc dưới áp lực là một kỹ năng quan trọng mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn thấy ở ứng viên của mình. Chính vì thế khi trả lời phỏng vấn về khả năng làm việc dưới áp lực, các ứng viên cần đưa ra một câu trả lời khéo léo.

Vậy kỹ năng làm việc dưới áp lực là gì? Đâu là cách để đối phó với áp lực trong công việc? Hãy cùng MH Group tìm hiểu nhé.

Khả năng làm việc dưới áp lực là gì?

Định nghĩa cơ bản nhất của khả năng làm việc dưới áp lực là khả năng kiểm soát và đối phó với những công việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Nói cách khác, dưới những áp lực nhất định, công việc vẫn sẽ được nhân viên hoàn thành một cách hiệu quả.

Đó có thể là độ khó không thể dự tính trước của công việc, công việc yêu cầu nhân viên có nhiều kiến thức trong khi cá nhân vẫn chưa có đủ kinh nghiệm, sự hạn chế về thời gian hoặc nguồn lực hay có thể là những thay đổi bất ngờ không thể lường trước.

kỹ năng làm việc dưới áp lực là gì

Lý do nhà tuyển dụng đánh giá cao kỹ năng làm việc dưới áp lực

Trong quá trình làm việc, hiển nhiên sẽ luôn có những thay đổi, thử thách và các sự kiện bất ngờ không nằm trong dự tính có thể xảy ra, dù bạn có lập kế hoạch hay tổ chức tốt đến đâu. Do đó, dù ở trong bất kỳ lĩnh vực nào thì kỹ năng xử lý và ứng phó hiệu quả với áp lực và căng thẳng luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trong công việc, sự khác biệt giữa các cá nhân trong một tập thể, cụ thể là giữa nhân viên trung bình và cá nhân xuất sắc được thể hiện ở khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao dưới áp lực và căng thẳng.

Nhiều công việc có tính chất khẩn cấp và có thể thay đổi trong thời gian ngắn. Đối với các trường hợp bất ngờ như vậy, sự linh hoạt và nhanh chóng là điều cần thiết phải có ở một người nhân viên. Ngoài ra, tư duy logic, sự bình tĩnh cũng như sự cẩn trọng khi đưa ra bất kỳ quyết định cũng có vai trò không kém.

Chính vì thế, để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng trao cơ hội cho bạn thay vì các ứng viên tiềm năng khác, hãy thể hiện cho họ thấy rằng bạn thật sự có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao dù cho có áp lực và căng thẳng.

Bên cạnh đó, hãy khéo léo lồng ghép những kỹ năng khác của bản thân, chẳng hạn như quản lý thời gian, kỹ năng ứng phó và cẩn trọng khi đưa ra quyết định nhanh chóng. Những kỹ năng đó đủ để làm bản thân cá nhân đó khác biệt so với mọi người.

Xem thêm:   Trở Thành Chiến Thần Ngoại Giao Với Nguyên Tắc 7C Trong Giao Tiếp

Rèn luyện khả năng chịu áp lực bằng cách nào?

Làm việc dưới áp lực là một kỹ năng có thể rèn luyện được nhưng không phải ai cũng đủ kiên nhẫn trau dồi. Dưới đây là 7 cách mà bạn có thể tăng khả năng làm việc dưới áp lực của bản thân:

Rèn luyện khả năng chịu áp lực bằng cách nào?

Tập trung, quản lý cảm xúc

Hiện nay, có nhiều phương pháp hỗ trợ phát triển nhận thức về tình huống và cách thực hành kỹ thuật tập trung. Hãy cố gắng tránh nghĩ đến những suy nghĩ tiêu cực để bản thân không rơi vào trạng thái lo âu.

Thay vì hối thúc và nghĩa nhân viên không thể hoàn thành đúng hạn công việc được giao, hay cổ vũ và nhắc cho họ nhớ về những khoảnh khắc áp lực tương tự nhưng đã vượt qua và thành công.

Lập kế hoạch

Để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng của những vấn đề bất ngờ có thể xảy ra, nhân viên cần xây dựng kế hoạch quản lý thời gian cho hiệu quả cũng như lên kế hoạch phòng ngừa và xử lý những rủi ro có thể xảy ra.

Mặc dù mỗi công việc đều có tính chất riêng, lập kế hoạch tổng thể là điều không thể không làm nếu muốn hoàn thành công việc hiệu quả. Kế hoạch có đóng vai trò là như bộ phận hỗ trợ giám sát tiến độ hoàn thành công việc cũng như việc phân bổ công việc có hiệu quả không.

Xây dựng kế hoạch để hỗ trợ giám sát được thời lượng công việc và thời gian phân bổ cho từng công việc cũng như tăng khả năng quản lý các nguồn tài nguyên và các tiểu tiết liên quan khác.

Học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên

Khi có nhiều công việc cần hoàn thành, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng công việc là điều vô cùng quan trọng. Hãy cẩn thận suy xét về mức độ quan trọng của từng công việc thay vì làm việc tùy hứng.

Để có thể xác định mức độ ưu tiên hiệu quả, bạn cần bàn bạc kỹ càng với nhóm của mình xem vấn đề nào khẩn cấp nhất thì sẽ ưu tiên trước. Với vai trò là người quản lý, cần hỗ trợ các nhân viên phân loại các nhiệm vụ khẩn cấp và ít quan trọng hơn.

Cố gắng không trì hoãn

Sự trì hoãn là một điều không thể tránh khỏi nhưng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất công việc. Càng trì hoãn lâu dài, công việc chưa hoàn thành tiếp tục chồng chất sẽ làm nhân viên thêm áp lực và không còn hứng thú làm việc.

Xem thêm:   A-Z Tìm hiểu về Những Kỹ Năng Tin Học Văn Phòng Quan Trọng Cho Dân Công Sở

Để tránh việc trì hoãn, nên hoàn thành công việc từ những phần khó nhất vì chỉ khi hoàn thành xong phần khó nhất thì việc còn lại sẽ được xử lý một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Biết giải tỏa áp lực công việc khi cần

Hơn thế nữa, trong suốt quá trình làm việc, cần đảm bảo rằng những cảm xúc căng thẳng không ảnh hưởng đến chất lượng công việc được giao.

Cố gắng dọn dẹp và gạt bỏ những cảm xúc thất vọng, căng thẳng sang một bên và duy trì trạng thái bận rộn để loại bỏ những trở ngại làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn.

Để có thể làm việc hiệu quả dưới áp lực, việc cân bằng cuộc sống cũng là một điều cần thiết. Đôi khi việc nghỉ ngơi sẽ giúp cho cơ thể được phục hồi, tăng cường sức khỏe. Và chỉ khi cơ thể khỏe mạnh thì nhân viên mới có thể làm việc hiệu quả dưới những áp lực.

Chia nhỏ đầu việc

Đừng cố gắng xử lý một nhiệm vụ quá lớn, quá phức tạp cùng một lúc, vì nếu không, công việc sẽ khó có thể hoàn thành, thậm chí chỉ khiến cho tâm trí của nhân viên trở nên căng thẳng và mệt mỏi hơn.

Thay vào đó, hãy sắp xếp phân chia công việc thành từng phần nhỏ sẽ dễ quản lý hơn. Bên cạnh đó, đặt mốc thời gian hoàn thành cụ thể cho công việc để tăng hiệu suất công việc hơn.

Giao tiếp hiệu quả

Để làm việc nhóm hiệu quả thì việc có cùng quan điểm, sự hiểu biết về mục tiêu của dự án cũng như cách đạt được mục tiêu vô cùng quan trọng.

Để đạt được thành công đó, việc giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên sẽ hỗ trợ nhau hiểu rõ cả các khía cạnh thiết yếu của nhiệm vụ, giúp công việc được hoàn thành nhanh chóng.

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về làm việc dưới áp lực

Dưới đây là một số mẹo trả lời phỏng vấn dành cho các bạn nhân viên khi đi xin việc.

Mẹo trả lời phỏng vấn về kỹ năng làm việc dưới áp lực

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng hiểu được những áp lực mà nhân viên sẽ trải qua trong quá trình làm việc. Họ cũng hiểu được rằng sự ảnh hưởng tiêu cực của áp lực lên hiệu quả công việc.

Xem thêm:   5 Cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ thất bại

Chính vì thế, các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên có khả năng làm việc thông minh, chịu đựng được áp lực công việc. Vì thế dưới đây là một số gợi ý bạn nên khéo léo lồng ghép vào câu trả lời của mình.

  • Hãy nhấn mạnh cho nhà tuyển dụng cách bạn vượt qua khó khăn.
  • Thể hiện khả năng xử lý tình huống.
  • Cho nhà tuyển dụng xem những kế hoạch quản lý thời gian của bạn.
  • Cách bạn biến áp lực thành động lực trong công việc.
  • Không nên đề cập các trường hợp bạn thất bại.

Ví dụ cách trả lời hay

Ví dụ 1:
“Trong khoảng thời gian khi còn làm ở công ty trước, tôi đã luôn cố gắng hoàn thành công việc đạt hiệu quả tốt nhất dù có áp lực. Bên cạnh đó, tôi luôn cố gắng tìm kiếm những thử thách mới giúp tôi rèn luyện khả năng chịu áp lực cũng như các kỹ năng mềm khác một hiệu quả hơn.

Cụ thể hơn, ở công ty cũ, tôi chịu trách nhiệm phụ trách dự án cho khách hàng trong năm ngày. Và không may một đồng nghiệp đang làm việc với một khách hàng khác với công việc tương tự, nhưng anh ấy phải xin nghỉ vì lý do cá nhân.

Tôi được giao phải đảm nhận cả hai dự án cùng lúc, nhưng không vì thế mà tôi bị căng thẳng ảnh hưởng đến mình. Để làm được điều đó, tôi đã tự lập ra một kế hoạch quản lý thời gian cụ thể và đưa ra những phương pháp mới giúp tôi tăng hiệu quả hoàn thành dự án đúng hạn.”

Ví dụ 2:
“Tôi luôn khao khát hoàn thiện bản thân từng ngày, chính vì thế tôi chấp nhận làm việc dưới áp lực vì nó giúp tôi cải thiện bản thân từng ngày. Cụ thể hơn, trong công việc trước của tôi, tôi được thông báo rằng chỉ năm giờ nữa sẽ tiếp đãi một khách hàng lớn, và nhiệm vụ của tôi là tạo một bài thuyết trình.

Ban đầu tôi khá lo lắng, nhưng rất nhanh sau đó tôi nhanh chóng vượt qua cảm giác hoảng sợ và bắt đầu tập trung suy nghĩ cũng như cố gắng tìm ra cách tốt nhất để làm việc trong thời gian ngắn thay vì cứ ngồi lo lắng. Và cuối cùng tôi đã nhận được lời khen từ khách hàng về việc trình bày rõ rành về sản phẩm của công ty.”

Hy vọng với những thông tin hữu ích mà MH Group cung cấp, bạn có thể tự lên kế hoạch rèn luyện cho bản thân để trở thành phiên bản tốt nhất của mình nhé.

Bình luận

viVietnamese