Nhóm Tính Cách ESFP: Đặc Điểm Của “Người Trình Diễn” Trong MBTI

Nhóm ESFP là một trong những tính cách của trắc nghiệm MBTI. Những người thuộc nhóm tính cách này có quan điểm sống như thế nào, phù hợp nghề gì và chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

Tất tần tật những thắc mắc xoay quanh tính cách ESFP sẽ được Chúng tôi bật mí ngay dưới đây.

Tính cách ESFP là gì?

ESFP (viết tắt của Extraversion, Sensing, Feeling, Perception) là một trong 16 phân loại của trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs. Những người sở hữu nét tính cách này thường rất năng nổ, hoà đồng, nghệ thuật, và táo bạo.

Những chữ cái viết tắt trên nói gì về họ? Nhìn chung, họ là kiểu người hướng ngoại, thiên hướng sống trong thời khắc của hiện tại, quyết định dựa vào cảm nhận hơn là yếu tố khách quan, và có thể thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh thay vì chạy theo quy tắc.

Những người thuộc nhóm ESFP chiếm 9% dân số thế giới và còn được gọi với những cái tên như Người Trình Diễn (The Performer, The Performer).

esfp là người như thế nàoesfp là người như thế nào

Đặc điểm tính cách

Người thuộc nhóm tính cách ESFP nhìn chung rất vui vẻ, hoà đồng. Họ thích các hoạt động nghệ thuật, thể thao và thích giúp đỡ người khác. Tuy có những điểm mạnh rất rõ rệt, họ cũng có một số điểm yếu cần cải thiện.

1. Điểm mạnh của ESFP

Nhiệt tình, nhiều năng lượng

ESFP có phong thái hoạt bát, tự do, và thu hút mọi người xung quanh. Những người có tính cách này ấm áp, lạc quan, nói nhiều, và cũng rất quan tâm đến người khác.

Bản năng đồng cảm, nhân ái, kết hợp với năng lượng tích cực giúp họ dễ dàng thu hút sự chú ý từ đám đông.

Táo bạo, thiết thực

Có thể nói ESFP không chỉ có gu ăn mặc sáng tạo mà còn có cách ăn nói và hành động đặc biệt. Đối với những hoạt động biểu diễn, thể thao, hoạt động ngoài trời, họ rất nhanh nhẹn và không ngại thử sức với những thứ mới mẻ.

Họ thích làm trung tâm của sự chú ý và luôn muốn nổi bật. Dù thích thứ mang tính nghệ thuật, có phong cách, họ lại không hẳn là kiểu người mơ mộng, ngược lại với tính cách INFP.

esfp điểm mạnhesfp điểm mạnh

Họ từ chối sống trong hoài niệm hoặc cứ mải lo lắng vì tương lai. Tậo trung vào thực tiễn, những gì xảy ra ở hiện tại, và làm việc hướng tới kết quả, họ sẽ không bị phân tâm bởi mộng tưởng.

Xem thêm:   Trắc Nghiệm Holland Là Gì? Giải Mã Trắc Nghiệm Nghề Nghiệp John Holland

Có tinh thần giúp đỡ, hợp tác

Dù muốn là một nhân tố “có một không hai”, tính cách ESFP lại đề cao tinh thần hợp tác và làm việc nhóm. Họ sẽ không tranh giành công sức hay làm lố.

Mặt khác, họ đóng vai trò người hỗ trợ trong rất nhiều tình huống và thường dẫn dắt nhóm vì sự tháo vát họ có.

Hành động, suy nghĩ tích cực

Có tư tưởng lạc quan, ESFP có niềm tin rằng mọi người nên nhìn vào mặt tươi sáng của cuộc sống. Họ luôn muốn lan toả sự tích cực đến mọi người xung quanh.

Trong công việc hay đời sống cá nhân, họ luôn cống hiến cho mọi việc với tinh thần phấn chấn.

Giác quan nhạy bén

Là người có giác quan rất nhạy bén, Người Biểu Diễn xử lý thông tin nhanh nhạy bằn năm giác quan của họ. Dù ESFP luôn cảm nhận và quyết định bằng cảm xúc, họ cũng biết sống trọn khoảnh khắc và thực tế.

2. Điểm yếu của ESFP

Dưới đây là các điểm yếu thường thấy ở tính cách ESFP.

Quá nhạy cảm

Thích thể hiện và muốn nhận sự chú ý, nhưng ESFP lại đặc biệt nhạy cảm với việc bị chê bai hoặc nhận góp ý. Họ dễ bày ra phản ứng tiêu cực vì cảm thấy bị chỉ trích.

ESFP nên học cách chấp nhận những lời góp ý này để có thể tiến bộ và học hỏi nhiều hơn.

Dễ mất hứng thú

Với bản tính ham vui, ESFP tính cách khó tập trung lâu dài và dễ cám thấy nhàm chán. Họ liên tục muốn trải nghiệm những thứ mới mẻ.

Họ dễ bị cạn kiệt năng lương về lâu dài. Vì vậy, đừng chỉ suy nghĩ về hiện tại mà hãy kiên nhẫn với cả những kế hoạch tương lai.

esfp tính cáchesfp tính cách

Trốn tránh xung đột

Phản ứng đầu tiên của ESFP với xung đột là trốn tránh. Tuy nhiên, xung đột nào cũng cần được giải quyết và việc lảng tránh sẽ không mang lại cái kết tốt đẹp.

Xem thêm:   Điều Gì Làm Nên Sức Hấp Dẫn Của Nhóm Tính Cách ISFP?

Dù ở nơi công sở hay với mối quan hệ xã hội, ESFP nên biết đối đầu với cãi vã, xung đột để không dẫn tới hậu quả lâu dài.

Dễ bỏ qua lý thuyết quan trọng

Nếu lựa chọn giữa thực hành và lý thuyết, ESFP sẽ luôn bỏ qua lý thuyết bởi họ không tự tin với những khái niệm trừu tượng. Họ cũng có cách làm việc hướng tới kết quả.

Vì vậy, bỏ qua những hướng dẫn, lý thuyết sẽ có thể ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của họ. Các Entertainer cần chú tâm tới đặc điểm này nếu không muốn khó thăng tiến.

Đọc thêm: Tìm Hiểu Nhóm Tính Cách INTJ – “Nhà Khoa Học” Trong MBTI

Nghề nghiệp cho tính cách ESFP

Có sự bài xích với những gì lặp đi lặp lại, nhóm tính cách ESFP sẽ phù hợp với các ngành nghề cho phép họ biến hoá liên tục. Nghề nghiệp thiên hướng nghệ thuật (âm nhạc, thiết kế…) có thể chắp cánh cho ESFP thể hiện sự nhạy bén bẩm sinh của mình.

Công việc mang tính chất giúp đỡ và tiếp xúc với nhiều người cũng giúp ESFP phát triển bởi họ lấy con người làm trung tâm và giỏi giải quyết những vấn đề phát sinh.

Nhìn chung, một môi trường làm việc năng động, than thiện với các dự án không dài hạn sẽ truyền cảm hứng và giữ chân được một ESFP.

esfp t esfp aesfp t esfp a

Danh sách ESFP nghề nghiệp thích hợp bao gồm:

  • Designer (Graphic designer, thiết kế thời trang…)
  • Diễn viên, ca sĩ, hoạ sĩ
  • Tư vấn viên
  • Giáo viên
  • Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh
  • Biên tập viên, tác giả
  • Bảo mẫu
  • Y tá
  • Huấn luyện viên cá nhân
  • Giáo dục sức khoẻ
  • Marketing…

Phân biệt ESFP-T vs ESFP-A

Một yếu tố khác để phân biệt các nhóm tính cách MBTI là Identity. “Nhân dang” của ESFP cũng tương tự khi được chia ra thành hai loại: ESFP T (Turbulent – bất ổn) và ESFP A (Assertive – quyết đoán).

Hai nhánh tính cách này, dù đều là ESFP, cũng có những khác biệt nhất định:

  • Entertainer nhóm A ít bị ảnh hưởng bởi áp lực hơn nhóm T. Tuy nhóm ESFP T dễ bị stress, áp lực cũng giúp họ tỉnh táo hơn trong vài trường hợp.
  • ESFP-T có xu hướng khó thể hiện cảm xúc hơn ESFP-A.
  • Nhóm ESFP T dễ bị tổn thương hơn ESFP A và từ đó họ có thể khó tha thứ cho người khác hơn.
  • Trong mối quan hệ, ESFP nhìn chung rất phóng khoáng và tình cảm với nửa kia. Nhưng so với nhóm A, nhóm T lại hay ghen và nghĩ quá nhiều hơn.
  • Trong công việc, ESFP Assertive tự tin vào khả năng của mình và hay tự ra quyết định, trong khi ESFP Turbulent có lúc hơi thụ động.
Xem thêm:   Cách Xác Định Nghề Nghiệp Phù Hợp Với Tính Cách
ENFJ
nhóm tính cách ENFJnhóm tính cách ENFJ
ESFJ
nhóm tính cách ESFJnhóm tính cách ESFJ
INFJ
loại tính cách INFJloại tính cách INFJ
ISFJ
ISFJ là gìISFJ là gì
ENFP
loại tính cách ENFPloại tính cách ENFP
ESFP
loại tính cách ESFPloại tính cách ESFP
INFP
Tính cách INFPTính cách INFP
ISFP
nhóm tính cách ISFPnhóm tính cách ISFP
ENTJ
nhóm tính cách ENTJnhóm tính cách ENTJ
ESTJ
ESTJ hợp với nhóm tính cách nàoESTJ hợp với nhóm tính cách nào
INTJ
nhóm tính cách INTJnhóm tính cách INTJ
ISTJ
ISTJ nghề nghiệpISTJ nghề nghiệp
ENTP
Tính cách ENTPTính cách ENTP
ESTP
nhóm tính cách ESTPnhóm tính cách ESTP
INTP
nhóm tính cách INTPnhóm tính cách INTP
ISTP
nhóm tính cách ISTPnhóm tính cách ISTP

Những ESFP nổi tiếng

Bạn có thể nhận thấy những tính cách điển hình của ESFP qua các nhân vật nổi tiếng thế giới. Đúng như số liệu cho thấy, ESFP có khá nhiều nữ giới, ngược lại với INTJ – nhóm tính cách có cực hiếm giới nữ.

  • Pablo Picasso
  • Marylin Monroe
  • Elizabeth Taylor
  • Betty White
  • Cameron Diaz
  • Bill Clinton
  • Judy Garland
  • Will Smith
  • Justin Bieber
  • Leonardo DiCaprio
  • Adele
  • Quentin Tarantino…

Kết luận

Đại diện cho nhóm tính cách ESFP có thể là những người rạng rỡ, dễ gần, và táo bạo nhất mà bạn biết. Họ có sức hút đặc biệt mạnh bởi họ tự tin và luôn giúp đỡ người khác.

Tuy nhiên, đúng với cái tên “Người Trình Diễn”, họ sẽ không thích bị bó buộc trong một đống quy tắc và luật lệ. Họ chỉ trở thành cá gặp nước khi được thoải mái sáng tạo, thể hiện bản thân và toả sáng trong đám đông.

Tham khảo:

  1. All About ESFP Personality
  2. ESFP: MBTI® personality profile

tải mẫu cv file wordtải mẫu cv file word

Bình luận

viVietnamese