Quản trị hệ thống là gì? Tại sao phải quản trị hệ thống? Để trở thành một chuyên viên quản trị hệ thống cần trang bị những kiến thức và kỹ năng gì?
Mời bạn cùng Chúng tôi đi tìm lời giải cho những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé.
Quản trị hệ thống là gì?
Quản trị hệ thống là sự kết hợp giữa hai ngành công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh, thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ của quá trình hoạt động của doanh nghiệp với các hệ thống thông tin. Qua đây, nhà quản trị đưa ra các quyết định về việc ứng dụng các hệ thống nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động.
Tại sao phải quản trị hệ thống?
Cùng Chúng tôi tìm hiểu lý do, vì sao cần phải quản trị hệ thống nhé.
Theo đó, sự ra đời của quan trị hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu vận hành trang web, ứng dụng và server của doanh nghiệp một cách tốt nhất trên môi trường internet. Cụ thể:
- Chống lại các rủi ro lộ thông tin, dữ liệu khách hàng, v.v.
- Giúp nhà bán hàng có thêm thời gian bán và phân phối sản phẩm/dịch vụ.
- Phát hiện lỗi và khắc phục khi có sự cố.
- Nâng cao hiệu suất hoạt động cho website, server, hosting.
Kỹ năng cần có của người thực hiện quản trị hệ thống là gì?
Một người thực hiện quản trị hệ thống cần có những kỹ năng gì? Nếu bạn đang mong muốn theo đuổi lĩnh vực này thì chắc chắn không thể bỏ qua phần thông tin vô cùng hữu ích dưới đây.
6 kỹ năng cứng chuyên viên quản trị hệ thống cần có
Trước tiên là những kỹ năng chuyên môn, chuyên viên quản trị hệ thống cần có những kỹ năng sau:
Thành thạo công nghệ ảo hóa – Virtualization Technology
Công nghệ ảo hóa được các công ty với mục đích đơn giản hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo mật.
Chuyên viên quản trị hệ thống cần có khả năng sử dụng một vài công nghệ ảo hóa phổ biến từ Microsoft, KVM, Citrix, VMWare. Các công nghệ này cung cấp giải pháp ảo hóa VDI, công nghệ ảo hóa công dụng mạng để quản lý mạng nâng cao và giám sát máy ảo.
Thuần thục hệ điều hành Linux
Nhờ lớp bảo mật mạnh mẽ, ít để lại footprint, v.v là một trong số ít lý do hệ điều hành Linux được sử dụng rộng rãi tạo các công ty về tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, v.v.
Từ đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự am hiểu hệ điều hành này luôn cao.
Khả năng lập trình và phát triển ứng dụng
Đây được xem là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ chuyên viên quản trị hệ thống nào cũng cần sở hữu. Điều này giúp đảm bảo website của doanh nghiệp luôn an toàn và đầy đủ các tính năng.
Bên cạnh đó, nhu cầu các phương án ứng dụng tùy chỉnh và độc quyền dành cho công ty ở mọi quy mô nhằm triển khai điều khiển tự động và mã hóa thông qua AI cũng rất cao.
Hiểu biết về mô hình điện toán đám mây
Nhiều công ty lựa chọn đám mây để lưu trữ phần mềm, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và dịch vụ để tối ưu hóa thời gian hoạt động, năng lực truy cập và mở rộng.
Chuyên viên quản trị hệ thống có hiểu biết về mô hình điện toán đám mây sẽ thuận tiện trong việc thực hiện hoạt động lưu trữ như Active Directory, Mail, v.v. Hay ảo hóa các phần mềm và thiết bị bằng Microsoft Azure, hay Amazon Website Services, v.v.
Kỹ năng bảo mật thông tin
Nhằm đảm bảo sự an toàn cho hệ thống mạng và máy tính của doanh nghiệp, chuyên viên quản trị hệ thống cần thành thạo kỹ năng liên quan đến bảo mật thông tin.
Chuyên viên quản trị hệ thống sẽ thực hiện tìm kiếm và phát hiện lỗ hổng trong các phần mềm để khắc phục lỗi kịp thời, giảm thiểu khả năng lộ thông tin của doanh nghiệp và tác động đến tiến độ làm việc của mọi người.
Kỹ năng công nghệ nói chung
Một chuyên viên quản trị hệ thống sở hữu nhiều chứng chỉ và bằng cấp liên quan đến công nghệ thông tin và khoa học máy tính sẽ là một lợi thế cực kỳ lớn khi đảm nhiệm vị trí này.
Đọc thêm: Các Chứng Chỉ Tin Học Văn Phòng Phổ Biến & Hữu Dụng Bạn Cần Biết
3 kỹ năng mềm chuyên viên quản trị hệ thống cần có
Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn quan trọng, chuyên viên quản trị hệ thống cũng cần có những kỹ năng mềm như dưới đây:
Khả năng làm việc dưới áp lực công việc lớn và dự đoán rủi ro tiềm ẩn
Trách nhiệm của chuyên viên quản trị hệ thống nặng nề hơn rất nhiều khi hệ thống mạng, máy tính phát sinh vấn đề.
Nếu tình trạng này xảy ra lâu sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động và doanh thu của công ty. Do đó, khả năng dự đoán và bình tĩnh xử lý vấn đề là một kỹ năng cần có của chuyên viên quản trị hệ thống
Kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ
Việc sở hữu kỹ năng giao tiếp và khả năng tạo dựng quan hệ tốt sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi thông tin với mọi người, cũng như truyền đạt ý kiến cá nhân của mình.
Khả năng tự học
Không ngừng mở rộng và nâng cao vốn kiến thức của mình sẽ giúp người thực hiện công việc quản trị hệ thống đưa ra giải pháp khắc phục sự cố hiệu quả.
Công nghệ thông tin không ngừng phát triển và thay đổi nếu không tìm tòi và trau dồi kiến thức mới bạn sẽ rất dễ tụt hậu và không thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Triển vọng nghề nghiệp ngành quản trị hệ thống
Nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp đối với ứng viên có năng lực chuyên môn về kinh doanh và công nghệ là rất lớn. Cuộc đua công nghệ đang diễn ra vô cùng gay cấn, các chuyên viên quản trị hệ thống có sức nóng hơn bao giờ hết và có nhu cầu tuyển dụng rất lớn.
Quản trị hệ thống nghiên cứu về con người, công nghệ, hệ thống và mối quan hệ giữa chúng. Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị hệ thống có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc, chẳng hạn như:
- Chuyên viên quản trị hệ thống
- Phân tích kinh doanh
- Phát triển phần mềm
- Quản lý dự án
- Cố vấn công nghệ thông tin và an ninh mạng
- Phân tích hệ thống.
Đọc thêm: Top 10 Các Ngành Dễ Kiếm Việc Làm Tại Việt Nam Hiện Nay
Mức lương của quản trị hệ thống
Với sức nóng của mình, mức lương ngành quản trị hệ thống là bao nhiêu?
Theo đó, sinh viên ngành quản trị hệ thống sau ra trường có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau, với mỗi vị trí sẽ có một mức lương và lộ trình thăng tiến cụ thể.
Với nhân sự chưa có kinh nghiệm mức lương sẽ dao động từ 6 – 10 triệu đồng/tháng. Sau khi đã có kinh nghiệm mức lương có thể tăng lên từ 15 – 25 triệu đồng/tháng. Ở vị trí cao hơn như chuyên viên, quản lý trong ngành hệ thống thông tin mức lương ghi nhận trong khoảng từ 25 – 30 triệu đồng/tháng và thậm chí cao hơn thế.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về ngành quản trị hệ thống mà Chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về quản trị hệ thống là gì, cũng như những điểm thú vị xoay quay ngành nghề này.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.