Superstructure là gì? Làm thế nào để đưa ra một quyết định hiệu quả? Đã bao giờ bạn gặp khó khăn khi đưa ra một quyết định chưa?
Mỗi một quyết định của chúng ta đều có thể làm thay đổi cuộc sống của mình. Chẳng hạn, khi lựa chọn một ngành học nếu bạn đưa ra quyết định sai thì tương lai nghề nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng, tốn thời gian và công sức cho những việc làm không mang lại giá trị, v.v. Nhưng với một quyết định đúng đắn thì tương lai của bạn sẽ trở nên tươi sáng hơn.
Để giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Chúng tôi tìm hiểu về bài viết “Superstructure Là Gì? Bí Quyết Đơn Giản Hóa Việc Ra Quyết Định”.
Superstructure là gì?
Khi nhắc đến các kỹ thuật sắp xếp thứ tự ưu tiên, bên cạnh phương pháp MoSCoW chắc chắn không thể không nhắc tới Superstructure. Phương pháp này được đánh giá cao hơn về mức độ hiệu quả trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ.
Superstructure chia các nhiệm vụ vào 3 yếu tố bao gồm: “phải có”, “nên có” và “thật tốt nếu có”.
3 yếu tố trong Superstructure
3 yếu tố trong Superstructure là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong phần dưới đây.
Phải có – Must have
Đây là yếu tố hoặc nhiệm vụ quan trọng nhất để bạn có thể hiện thực mục tiêu của mình. Mục tiêu của bạn sẽ không bao giờ thành hiện thực khi thiếu đi thành phần “must have”.
Nên có – Should have
Xét về mức độ quan trọng, “should have” nằm ở mức trung bình. Tức là nếu thiếu đi thành phần này bạn vẫn có thể đạt được mục tiêu cuối cùng nhưng sự vắng mặt của nó có thể làm giảm mức độ hiệu quả những điều mà bạn thực hiện. Ngược lại, nếu có sự tham gia của yếu tố này, kết quả cuối cùng sẽ mang tính tích cực hơn.
Tốt nếu có – Good to have
“Thật tốt nếu có” được hiểu là nếu có thành phần này nhiệm vụ của bạn sẽ trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, nếu không có nó thì cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực gì đến những điều bạn làm.
Lợi ích của Superstructure
Cùng tìm hiểu những lợi ích của phương pháp tối ưu thứ tự ưu tiên – Superstructure trong quá trình ra quyết định là gì nhé.
Ra quyết định trong sự chắc chắn
Bạn sẽ khó có thể đưa ra một quyết định hiệu quả khi trong đầu vẫn đang lộn xộn và mơ hồ về nhiều thứ. Superstructure là một giải pháp giúp bạn giải quyết điều này.
Sau khi phân loại ba yếu tố “must have”, “should have”, “good to have” sẽ giúp bạn không bỏ lỡ điều gì và đưa ra quyết định một cách chắc chắn và quyết đoán, chứ không phải là các quyết mơ hồ.
Tối ưu thời gian
Quyết định sẽ được đưa ra nhanh hơn khi bạn biết cách phân bổ thời gian cho việc sắp xếp, và phân loại những suy nghĩ của mình.
Áp dụng Superstructure vào việc ra quyết định sẽ giúp bạn sẽ dàng nhận ra đâu là điều quan trọng nhất tại thời điểm hiện tại và tập trung thời gian, sức lực để thực hiện nó.
Ngoài ra, bạn có thể tối ưu thời gian hơn khi biết cách giao việc hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác thực hiện các nhiệm vụ trong nhóm “good to have”.
Nâng cao năng suất
Superstructure có thể áp dụng cho mọi quyết định từ nhỏ đến lớn và giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất. Bởi khi đã xác định được đâu là nhiệm vụ quan trọng, bạn sẽ biết cách dành thời gian và năng lực để thực hiện chúng. Điều này sẽ giúp bạn mau chóng đạt được kết quả cuối cùng.
Cách áp dụng Superstructure trong các quyết định
Làm thế nào để áp dụng phương pháp sắp xếp thứ tự ưu tiên trong việc ra quyết định để đạt hiệu quả tốt nhất? Dưới đây là 3 bước giúp bạn áp dụng Superstructure trong các quyết định của mình.
Ý định rõ ràng
Để đơn giản hóa các quyết định của mình, bạn cần có góc nhìn cụ thể và tích cực nhất về điều bạn mong muốn đạt được, cũng như những điều có thể xảy ra khi bạn đưa ra một quyết định nào đó. Bạn có thể tự đặt ra như câu hỏi như: “Điều xấu nhất mình có thể đối mặt là gì?”; “Điều gì có thể xảy ra nếu mình làm như vậy?’’; v.v.
Liệt kê các nhiệm vụ một cách chi tiết
Tiếp đó, bạn hãy liệt kê các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu cuối cùng một cách kỹ càng và chi tiết nhất. Điều này sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quan và rõ ràng về những điều cần thực hiện.
Phân loại 3 yếu tố
Bước tiếp theo, bạn hãy sắp xếp các nhiệm vụ vào các yếu tố “phải có”, “nên có”, “thật tốt nếu có” để đưa ra quyết định cuối cùng.
Đọc thêm: Kỹ Năng Đưa Ra Quyết Định: 7 Bước Quy Trình Ra Quyết Định Hiệu Quả
Áp dụng Superstructure khi ra quyết định lựa chọn công việc
Nếu bạn đang cần đưa ra một quyết định lựa chọn công việc, kỹ thuật Superstructure sẽ giúp bạn đơn giản hóa điều này.
Khi đó, bạn hãy sắp xếp các yếu tố của công việc vào 3 thành phần “must have”, “should have”, “good to have”.
Chẳng hạn như:
Yếu tố “Cần phải có” có thể bao gồm:
- Thời gian đi lại dưới 40 phút;
- Được nghỉ thứ Bảy và Chủ Nhật;
- Mức lương cao hơn mức lương tối thiểu bạn đặt ra;
- Nghỉ ốm có trả lương
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp
Yếu tố “Nên có” có thể bao gồm:
- Công ty hỗ trợ bữa trưa
- Số ngày nghỉ phép tối thiểu
- Thưởng hiệu suất hấp dẫn
Yếu tố “Thật tốt nếu có” có thể bao gồm:
- Được cung cấp thiết bị làm việc
- Phụ cấp sửa chữa thiết bị làm việc, hoặc chi phí đi lại
- Chính sách làm việc hybrid
Dựa vào những yếu tố trên sẽ giúp bạn tìm ra một công việc phù hợp nhất với bản thân.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Superstructure Là Gì? Bí Quyết Đơn Giản Hóa Việc Ra Quyết Định” mà Chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin giá trị về kỹ thuật Superstructure, cũng như biết cách áp dụng kỹ thuật này vào việc đưa ra một quyết định hiệu quả.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Chúng tôi hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.