Với vai trò là quản lý hoặc người dẫn dắt nhóm, bạn không thể chỉ dùng quyền lực để ép buộc các thành viên nghe theo định hướng của mình. Vậy làm thế nào để khơi gợi sự hào hứng và sẵn sàng đối mặt với thử thách và cơ hội mới? Đấy không phải là điều dễ dàng, nhưng bạn có thể bắt đầu từ những thay đổi hàng ngày. Dưới đây là 5 cách mà MH Group muốn dành tặng cho bạn.
Làm rõ các vấn đề
Trong một nhóm, không phải ai cũng e ngại thử thách. Một số thành viên có thể chỉ theo đuổi vì áp lực từ đa số. Tuy nhiên, sự nhiệt huyết về việc cải thiện và khám phá luôn tồn tại trong họ. Vai trò của một người quản lý là hiểu rõ từng thành viên trong nhóm cần gì và muốn gì. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch để giúp đỡ từng cá nhân và thay đổi suy nghĩ của họ về cơ hội và thách thức.
Kể câu chuyện thực tế về những người thành công
Nhớ rằng, câu chuyện phải có thật và có liên quan. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao, hãy tìm câu chuyện về những người thành công trong cùng ngành để truyền cảm hứng cho thành viên trong nhóm. Trước khi kể câu chuyện này, hãy trả lời 3 câu hỏi: Điều gì quan trọng đối với thành viên trong nhóm? Ý tưởng chính bạn muốn truyền đạt? Và họ có thể tham gia vào phần nào của câu chuyện?
Tạo các cuộc đối thoại mở và kín
Điều này là công việc bạn cần làm thường xuyên và có lịch trình cụ thể. Để thúc đẩy sự chia sẻ và trao đổi thông tin trong nhóm, tổ chức các cuộc họp mở. Điều này giúp các thành viên có cơ hội giải bày và giúp bạn hiểu rõ về tâm tư của mỗi người. Ngoài ra, cuộc họp riêng 1:1 cũng rất quan trọng. Điều này tạo điều kiện cho bạn khám phá sâu hơn và hiểu rõ tâm tư của từng thành viên.
Đặt KPI cho từng người
Điều này có vẻ như áp lực, nhưng hãy nhìn nhận khách quan hơn. KPI là thước đo mức độ đóng góp của mỗi người trong nhóm. Ban đầu, hãy để mỗi thành viên tự đặt mục tiêu của mình. Sau đó, khi hiểu rõ năng lực của từng người, bạn sẽ đưa ra những kỳ vọng và mong muốn trong công việc của từng thành viên. Đây là một trong những kỹ năng làm việc nhóm quan trọng để đạt hiệu quả cao.
Tạo sự cạnh tranh
Sự cạnh tranh thường kích thích nhiệt huyết và đam mê. Tạo cạnh tranh giữa nhóm của bạn và nhóm khác hoặc giữa các thành viên trong nhóm một cách khéo léo. Thưởng người thắng cuộc và hình phạt người thua cuộc để nhân viên hiểu được ý nghĩa của công việc. Tuy nhiên, hãy lưu ý không biến thành sự cạnh tranh cá nhân và ảnh hưởng đến sự hợp tác trong nhóm.
Công việc của một người quản lý không bao giờ dễ dàng. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn cần có kỹ năng mềm để giúp đỡ các thành viên khác. Khuyến khích thành viên nhìn nhận cơ hội mới và sẵn sàng đối mặt với thách thức là công việc quan trọng, giúp cả nhóm trở nên mạnh mẽ hơn và tạo giá trị riêng cho từng người. Và tất nhiên, điều này sẽ giúp họ tìm được cơ hội trong thị trường công việc đầy cạnh tranh.
Article contributed by Tany