Đối thủ cạnh tranh là gì? Một doanh nghiệp sẽ có những đối thủ cạnh tranh nào? Đối thủ cạnh tranh là trong những vấn đề được mọi doanh nghiệp quan tâm. Bởi họ có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 4 loại đối thủ cạnh tranh trong marketing mà ai cũng nên biết, cũng như hướng dẫn cách để nhận dạng và phân tích đối thủ cạnh tranh.
Phân tích về đối thủ cạnh tranh cho ta biết gì?
Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường đều có các đối thủ cạnh tranh khác nhau và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ. Do đó, phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những hoạt động rất quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều phải chú ý.
Dựa vào việc phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể xác định các điểm mạnh và điểm yếu của họ, cơ hội và thách thức mà họ đang phải đối mặt. Dựa vào đây để đưa ra các chiến lược kinh doanh thích hợp nhất, và tạo ra dấu ấn riêng của mình trên thị trường.
Vậy doanh nghiệp phải đối mặt với những loại đối thủ nào trên thị trường? Cùng tìm hiểu ngay trong phần dưới đây nhé.
4 loại đối thủ cạnh tranh trong marketing
4 loại đối thủ cạnh tranh mà mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt khi hoạt động trên thị trường bao gồm:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Đối thủ cạnh tranh là đối tác
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Trước hết là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đây là một trong 4 loại đối thủ cạnh tranh trong marketing cần được để tâm nhất.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các doanh nghiệp kinh doanh/sản xuất các sản phẩm tương tự với doanh nghiệp của bạn. Họ có thể cạnh tranh ở tất cả các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp trên thị trường, nhưng có những điểm khác nhau ở chiến lược marketing, hoạt động phân phối, v.v.
Ví dụ về hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp thường thấy nhất là: Pepsi và Coca Cola; Phúc Long và The Coffee House; v.v.
Đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức
Đây là những đối thủ khó phát hiện và xác định nhất. Bạn có thể xem ví dụ sau để hiểu hơn về kiểu đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức.
Giả sử doanh nghiệp của bạn cung cấp táo tươi, và đối thủ cạnh trong tiềm thức của bạn là các hãng bán vitamin C, kẹo vị táo. Bởi người tiêu dùng suy nghĩ rằng, nếu ăn táo để bổ sung C thì họ có thể lựa chọn sử dụng vitamin hoặc kẹo vị táo làm lựa chọn thay thế.
Làm sao để doanh nghiệp có thể phát hiện ra đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức? Sử dụng phương pháp Social Listening là một cách làm hiệu quả để các marketer có thể xác định những điều mà khách hàng của họ đang quan tâm.
Đối thủ cạnh tranh là đối tác cung cấp
Đối tác của bạn cũng có thể trở thành cạnh tranh của bạn. Lợi nhuận tốt, và tiềm năng rộng mở là những điều có thể thu hút đối tác của bạn gia nhập vào thị trường.
Do đó, nhà cung cấp cũng được xem là một kiểu đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp cần phải hết sức chú ý.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp đề cập đến những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ khác doanh nghiệp của bạn nhưng lại giải quyết cùng một nhu cầu của khách hàng, chẳng hạn doanh nghiệp của bạn bánh mì, và đối thủ gián tiếp của bạn bán mỳ tôm.
Khi đó, bạn không thể biến bánh mì thành mỳ tôm nhưng bạn có thể thay đổi nhận thức của khách hàng rằng ăn bánh mì có thể cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng có lợi.
Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh
Dưới đây là các bước để doanh nghiệp của bạn bắt đầu phân tích đối thủ cạnh tranh của mình.
Liệt kê đối thủ cạnh tranh
Trước hết, bạn cần liệt kê ra danh sách các đối thủ cạnh tranh (từ 7 – 10 đối thủ) của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố như:
- Doanh nghiệp có cùng tệp khách hàng
- Mô hình kinh doanh tương đồng
- Các sản phẩm cung cấp có tính tương đồng
- Doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành (mới thành lập hoặc đã gia nhập từ lâu)
Phân loại đối thủ cạnh tranh
Trong bước tiếp theo, bạn cần phân loại các đối thủ này dựa trên 2 tiêu chí chính: cấp độ cạnh tranh hoặc lực lượng cạnh tranh.
Phân loại theo cấp độ cạnh tranh
Phân loại theo cấp độ cạnh tranh bao gồm 4 loại chính:
- Cạnh tranh công dụng: Các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ khác nhau nhưng có thể giải quyết cùng một vấn đề của khách hàng. Đó có thể là cạnh tranh công dụng giữa các sản phẩm/dịch vụ khác ngành hàng hoặc cạnh tranh công dụng từ các sản phẩm mới có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ: doanh nghiệp bán bình nóng lạnh, và doanh nghiệp sản xuất ấm nước siêu tốc
- Cạnh tranh nhu cầu: Các doanh nghiệp cùng cung cấp các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Ví dụ: doanh nghiệp xe bus, và doanh nghiệp vận chuyển hành khách bằng xe máy và taxi.
- Cạnh tranh trong ngành: Đề cập đến các doanh nghiệp cùng hoạt động trong một ngành hàng cụ thể. Ví dụ như Unilever và P&G.
- Cạnh tranh thương hiệu: Kiểu cạnh tranh này đề cập đến các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ tương tự nhau, cùng tệp khách hàng mục tiêu và chiến lược marketing cũng vậy. Ví dụ: Samsung và Oppo.
Phân loại theo lực lượng cạnh tranh
Phân loại theo lực lượng cạnh tranh bao gồm 3 đối thủ cạnh tranh bao gồm: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, Đối thủ cạnh tranh gián tiếp.
Đọc thêm: Cách Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh Trực Tiếp Và Gián Tiếp
Thu thập thông tin về đối thủ
Trong bước này, bạn cần phân tích đầy đủ các thông tin của đối thủ cạnh tranh, trong đó cần đặc biệt chú ý hoạt động marketing 4P’s của doanh nghiệp. Các thông tin cần thu thập bao gồm:
- Thông tin tổng quan về đối thủ
- Khách hàng nói gì về sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp đối thủ
- Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược giá
- Chiến lược phân phối
- Chiến lược truyền thông
Tìm hiểu về chiến lược của ĐTCT
Sau khi đã phân loại các đối thủ cạnh tranh của mình, bước tiếp theo bạn cần nhận dạng các chiến lược marketing mà các doanh nghiệp này đang áp dụng.
4 kiểu chiến lược phổ biến hiện nay bao gồm:
- Chiến lược thâm nhập thị trường: Chiến lược này đề cập đến việc doanh nghiệp nỗ lực tiếp cận đến đông đảo khách hàng mục tiêu nhất có thể thông qua việc xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu bằng một số hoạt động như khuyến mãi, chương trình khách hàng trung thành, v.v.
- Chiến lược phát triển sản phẩm: Đề cập đến việc doanh nghiệp tạo các sản phẩm mới/cải tiến sản phẩm cũ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Chiến lược phát triển thị trường: Chiến lược đề cập đến việc, doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Chiến lược đa dạng hóa: Đề cập đến việc doanh nghiệp phát triển và cung cấp sản phẩm đến thị trường và khách hàng mới hoàn toàn.
Phân tích SWOT của ĐTCT
Trong bước này, bạn cần xác định đầy đủ và chi tiết các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, cũng như cơ hội và thách thức doanh nghiệp đó đang đối mặt là gì.
Đọc thêm: Mô Hình SWOT Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Việc Phân Tích SWOT
Lập báo cáo
Tại bước này, dựa trên các dữ liệu đã thu thập và phân tích được, bạn cần lập một báo cáo đầy đủ về đối thủ cạnh tranh. Trong đó bao gồm các nội dung chính như:
- Tổng quan về doanh nghiệp
- Thị trường doanh nghiệp hoạt động
- So sánh sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với ĐTCT
- Phân tích SWOT của doanh nghiệp đối thủ
- Chỉ ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về “4 loại đối thủ cạnh tranh trong marketing” mà Chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin giá trị và gợi ý cho bạn cách nhận dạng và phân tích đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả.
Nếu bạn có thêm bất kỳ đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Chúng tôi và mọi người cùng biết nhé.