Beginner Mindset Là Gì? 5 Cách Phát Triển Tư Duy Người Mới

Beginner Mindset là gì? Tư duy người mới có ý nghĩa như thế nào? Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ năng đặc biệt này, đồng thời chia sẻ đến bạn các cách áp dụng lối tư duy giải quyết vấn đề này vào thực tế.

Beginner mindset là gì?

Beginner’s mindset được hiểu là một phương pháp tiếp cận với một vấn đề như một người mới mà không quan tâm đến các kinh nghiệm trước đó. Nhờ việc ghi nhận các ý kiến và đóng góp của người khác một cách cởi mở và không phán xét có thể giúp bạn tiếp thu kiến thức, giải pháp sáng tạo và đổi mới từ những người có hiểu biết.

beginner's mindsetbeginner's mindset

Trong cuốn sách “Zen Mind, Beginner’s Mind” tác giả Shunryu Suzuki đã viết “If your mind is empty … it is open to everything. In the beginner’s mind there are many possibilities, but in the expert’s mind there are few” (tạm dịch: Nếu tâm trí của bạn hoàn toàn mới, nó sẽ mở ra mọi thứ. Tư duy của người mới bắt đầu có rất nhiều sự khả thi nhưng của chuyên gia lại rất ít.)

Một người mới thường không có bất kỳ định kiến, sự kỳ vọng hay bất kỳ kinh nghiệm nào có thể hạn chế góc nhìn của họ về một vấn đề. Khi đối mặt với một điều gì mới mẻ, người mới thường có sự tò mò, sẵn sàng học hỏi và tìm hiểu về nó. 

Tư duy người mới giúp một người có thể liên tục phát triển tư duy ngay cả khi họ đã biết hoặc có kinh nghiệm về một chủ đề cụ thể.

Tại sao nên học cách trau dồi tư duy người mới?

Sau khi đã hiểu hơn về khái niệm “Beginner mindset là gì?’’ trong phần này, Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những lý do nên trau dồi kỹ năng tư duy người mới vào thực tế.

Những định kiến hay kiến thức trong quá khứ có thể là rào cản khiến bạn quyết định dừng lại ngay khi nhìn thấy một vấn đề tương tự. Khi điều này xảy ra quá nhiều nó sẽ gây ra cảm giác bế tắc khi đối mặt với một tình huống nhất định. 

Xem thêm:   Kiên Định Là Gì? Làm Sao Để Cải Thiện Sự Kiên Định Của Bản Thân 

Khi bạn có nhiều trải nghiệm bạn sẽ càng ít tìm thấy những điều tuyệt vời khi mọi thứ đều mất đi vẻ “bóng bẩy” của nó.

Thậm chí nếu bạn là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, bạn có thể gặp khó khăn hơn khi tìm một giải pháp mới cho các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, việc trau dồi beginner’s mindset giúp bạn tiếp cận với các vấn đề này một cách hiệu quả và sáng tạo hơn.

tư duy giải quyết vấn đềtư duy giải quyết vấn đề

Bởi cách tiếp cận của một người mới, mang đến cho bạn những góc nhìn hoàn toàn mới lạ với một vấn đề đã cũ. Lúc này bạn có thể thoát khỏi cảm giác bế tắc và trải nghiệm những điều mới mẻ. 

Beginner’s mindset cũng giúp bạn thoát khỏi những kỳ vọng về những trải nghiệm trong quá khứ. Khi bạn không quá mong đợi về một điều gì đó cụ thể thì những kết quả thu được là điều đáng để trân quý.

Bạn sẽ tránh được cảm giác thất vọng khi dùng đánh giá kết quả hiện tại với những điều đã trải qua trong quá khứ. 

Cách để phát triển beginner mindset 

Bỏ qua những trải nghiệm hay kinh nghiệm trong quá khứ

Điều này có thể hiểu bằng việc bạn tiếp cận một vấn đề theo đúng bản chất của nó, thay vì những gì tâm trí gợi ra cho bạn. Đặt câu hỏi cho các giả định nảy ra trong đầu và nhìn nhận nó ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự hỏi tài sao bạn lại tạo ra những giả định này để bạn có thể nắm bắt chính mình tốt hơn trong tương lai. 

Qua đó, bạn sẽ bớt cảm thấy thất vọng hơn trong tình huống mà bạn không thể kiểm soát. 

Lấy cảm hứng từ những đứa trẻ

Khi là một đứa trẻ, chúng ta thường hứng thú với mọi điều mới mẻ. Chúng không sống dựa trên những ý tưởng có sẵn.

Nếu có thể, bạn hãy chú đến cách mà một đứa trẻ phản ứng với thế giới xung quanh. Qua đó, học hỏi và áp dụng nó cho cuộc sống của mình. Đó có thể là việc tự đặt ra các câu hỏi:

  • Cái này là gì?
  • Nó hoạt động như thế nào?
  • Nó có ý nghĩa gì?
Xem thêm:   Rối Loạn Lưỡng Cực: Gặp Phiền Toái Tâm Lý Khó Hiểu

Đây là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về những điều mới mẻ. 

Sống chậm lại

Bạn biết đấy, khi chúng ta thành thạo một việc gì đó, chúng ta có thể dễ dàng thực hiện chúng mà không cần phải suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, hãy chậm lại một chút để tìm hiểu kỹ hơn những gì mà bạn đang thực hiện.

Hãy thử giải quyết một vấn đề theo cách mới thay vì cách mà bạn vẫn làm. Bạn có thể khám phá ra thêm nhiều điều thú vị đó.

Đừng ép buộc điều gì đó xảy ra theo một cách nhất định

Khi bạn nói “Điều này nên được thực hiện theo cách này” thì có bạn đang ràng buộc bạn với kết quả nhận được. Thay vào đó, bạn hãy từ bỏ suy nghĩ của mình về những kết quả sẽ xảy ra. Khi đó, bạn có thể sẽ bất ngờ với kết quả mà bạn đạt được. 

Hạ cái tôi xuống

Nếu bạn để cái tôi của mình quá lớn khi tiếp cận một vấn đề thì rất khó để bạn tiếp nhận hoặc tìm ra những ý tưởng mới.

tư duy người mớitư duy người mới

Bạn biết đấy, một người mới luôn để cái tôi của mình ở phía sau và sẵn sàng học hỏi và tiếp thu những kiến thức mới. Do đó, hạ cái tôi xuống là một cách giúp bạn rèn luyện tư duy của người mới.

Đọc thêm: 9 Cách Rèn Luyện Tư Duy Giúp Thông Minh Hơn Mỗi Ngày

Môi trường làm việc như thế nào sẽ kích thích beginner’s mindset?

Dưới đây là một vài gợi ý về một môi trường cho phép mọi nhân sự có thể trau dồi và rèn luyện tư duy người mới.

  • Môi trường làm việc xây dựng trên sự tự tin, cởi mở, mọi người thoải mái chia sẻ quan điểm, ý kiến hay đặt câu hỏi của mình.
  • Loại bỏ mọi phán xét và quan niệm cũ, tập trung vào việc học hỏi kiến thức mới.
  • Cung cấp các cơ hội học hỏi và phát triển cho nhân viên một cách thường xuyên, đó có thể là các buổi training, hội thảo, meeting 1:1.
  • Cho phép thất bại: Điều này sẽ giúp nhân viên bước ra khỏi vòng an toàn của mình và thử thách bản thân với những điều mới mà không ngại thất bại.
  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển hơn là sự hoàn hảo.
  • Đưa ra feedback mang tính tích cực và xây dựng một cách thường xuyên.
  • Nhà quản lý sẵn sàng cố vấn, hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên. Đây là cơ hội để nhân viên cấp dưới có thể học hỏi những kiến thức, kỹ năng và kiến thức từ họ.
Xem thêm:   Vai Trò Của Người Trưởng Nhóm: Bạn Đã Quan Tâm Chưa?

Kinh nghiệm thực tế khi áp dụng tư duy người mới trong công việc

Dưới đây là một vài kinh nghiệm thực tế khi áp dụng vào thực tế được tác giả Jack Nguyễn đề cập đến trong bài viết Beginner’s mindset của mình:

  • Luôn khiêm tốn, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới
  • Cởi mở trước những đóng góp ý kiến
  • Đừng bảo vệ ý tưởng của mình một cách quá mức
  • Liệt kê ra những ý tưởng của mình mà không quan tâm đến những phán xét

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về “Beginner Mindset là gì?” mà Chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tư duy người mới bắt đầu và cách phát triển, rèn luyện kỹ năng tuyệt vời này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Chúng tôi và mọi người cùng biết nhé.

tải mẫu cv file wordtải mẫu cv file word

Bình luận

viVietnamese