Cách Kiềm Chế Cảm Xúc Để Không “Cả Giận Mất Khôn”

Chúng ta luôn nói rằng điều tuyệt vời nhất là được tự do thể hiện cảm xúc của mình mà không cần che dấu điều gì. Khi buồn, ta khóc; khi vui, ta cười. Đúng vậy, sống thật với cảm xúc của bản thân thực sự quan trọng. Nhưng biết cách kiềm chế cảm xúc lại còn quan trọng hơn, đặc biệt là trong những lúc tức giận.

Thật dễ dàng để nói, nhưng ít ai có thể kiềm chế được cảm xúc tức giận của mình. Bạn có bao giờ hối hận vì đã nói những lời nặng nề với người thân trong phút giận dữ hay làm một hành động khiến bạn phải trả giá sau đó?

Một báo cáo từ Tổ chức Sức khỏe Tâm thần (Mental Health Organisation) đã tóm tắt rằng: 30% số người tham gia nghiên cứu có người thân hoặc bạn bè gặp vấn đề về kiểm soát cơn tức giận. Và có đến 45% người thường xuyên mất bình tĩnh trong công việc.

Mặc dù tức giận là một cảm xúc bình thường của con người, nhưng nếu ta thấy mình thường xuyên tức giận, cần phải chú ý. Sự tức giận và cảm xúc tiêu cực có thể vượt ngoài tầm kiểm soát, khiến ta mất bình tĩnh và hành động trong lúc tức giận thường gây ra hậu quả không mong muốn.

Vậy làm sao để kiềm chế cơn tức giận và không để cảm xúc lấn át lý trí trong những tình huống đó? Dưới đây là một số gợi ý:

1. Nghĩ trước khi nói

Trong lúc tức giận, ta thường lờ đi những lời nói mà sau này ta hối tiếc. Dù rất khó, nhưng trong những lúc như vậy, hãy dành ra một khoảng thời gian để thu thập lại suy nghĩ và cân nhắc trước khi nói điều gì đó.

Xem thêm:   19 Cách Giảm Căng Thẳng Để Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống

Tuy nhiên, khi tức giận, não bộ của ta gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin. Do đó, nếu có thể, hãy lắng nghe ý kiến của người khác và để họ được phát biểu. Nhờ vậy, ta có thêm một luồng ý kiến để so sánh và không để cảm xúc của mình lấn át hoàn cảnh.

2. Một khi bình tĩnh hơn, hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn

Lời nói trong lúc tức giận thường là nguyên nhân gây ra những phức tạp hơn. Vậy nên, hãy đợi đến khi bạn bình tĩnh hơn để bày tỏ ý kiến của mình. Cách kiềm chế cảm xúc tức giận của các cặp đôi khi cãi nhau là cả hai im lặng, đợi đến khi bình tĩnh hơn rồi mới nói chuyện, tìm ra vấn đề và cách giải quyết.

Dù bạn có bất bình, hãy bày tỏ sự bất bình một cách văn minh, lịch sự để đối phương dễ dàng lắng nghe và vấn đề có thể được giải quyết.

3. Nghĩ đến hậu quả của lời nói trong lúc tức giận

Lời nói và hành động trong lúc tức giận có thể ảnh hưởng như thế nào đến đối phương? Nó có làm đối phương tổn thương và phá vỡ mối quan hệ của bạn với họ?

Hãy suy nghĩ về những hậu quả không lường trước của những gì bạn định nói ra lúc này để phần nào kiểm soát cơn nóng giận. Đây là cách kiềm chế cảm xúc nóng giận vô cùng hiệu quả.

cách kiềm chế cảm xúc nóng giận

4. Vận động để làm giảm cảm xúc nóng giận

Vận động và luyện tập thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, rèn luyện sự tập trung mà còn giúp ta kiểm soát cảm xúc. Mỗi khi tức giận, hãy vận động để lấy lại bình tĩnh.

Bạn có thể đi bộ, chạy bộ hoặc tập bất kỳ bài thể dục nào bạn yêu thích. Thời gian tập luyện cho phép bạn thả lỏng tâm trí, thư giãn và đặt tâm trí vào việc vận động, từ đó ta có thể suy nghĩ về những gì đã xảy ra.

Xem thêm:   Giải mã thói quen của bạn – Và chìa khóa hình thành thói quen tích cực

5. Một chút hài hước lấn át cơn nóng giận

Sự hài hước có thể làm dịu đi bầu không khí và giảm cảm giác tức giận trong bạn. Một câu nói đùa hoặc một tưởng tượng về kết quả không thực tế cũng có thể làm giảm sự căng thẳng.

Nếu cảm xúc tức giận tràn ngập một nhóm, hãy thả miếng hài một cách tinh tế và đúng lúc. Đừng châm chọc hoặc chế giễu ai đó vì điều này chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn và bạn có thể làm tổn thương ai đó.

6. Tìm giải pháp cho vấn đề khiến bạn tức giận

Thay vì tập trung vào những điều khiến bạn nổi cáu, hãy tìm giải pháp xử lý vấn đề ngay lập tức.

Ví dụ, nếu bạn làm xong một bản kế hoạch và mất mạng khi chưa kịp lưu, thì thay vì tức giận với máy tính của bạn, hãy bình tĩnh và làm một bản khác trước khi mất cả trí nhớ ngắn hạn và dài hạn và bạn phải làm lại từ đầu.

Hãy nhớ rằng tức giận không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ khiến chúng trở nên tồi tệ hơn.

7. Tránh xa những suy nghĩ tiêu cực

Những suy nghĩ tiêu cực dễ đến khi bạn đang tức giận và chúng khiến bạn mãi chìm trong cảm xúc này, không tìm ra cách giải quyết. Vì vậy, nếu chưa thể tìm ra hướng đi, hãy để đầu óc “trống rỗng” thay vì lấp đầy nó với những suy nghĩ tiêu cực không có khả năng xảy ra.

Xem thêm:   Kiên Nhẫn Là Gì? Học Cách Kiên Nhẫn Để Đưa Sự Nghiệp Đến Tầm Cao Mới

8. Luyện các bài tập thư giãn

Các bài tập thư giãn giúp bạn lấy lại bình tĩnh trong những lúc tức giận. Đây cũng là các cách kiềm chế cảm xúc được các chuyên gia khuyên dùng.

Thiền, thực hiện những hơi thở sâu, nói và lặp lại những cụm từ giúp bạn bình tâm, nghe những bản nhạc thư giãn hoặc viết nhật ký là một số cách thư giãn phổ biến.

cách kiềm chế cơn tức giận

9. Cho phép mình nghỉ giữa giờ

Khi bạn bị chiếm bởi cảm xúc tiêu cực hay tức giận, hãy cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Một khoảng thời gian ngắn để tách biệt đầu óc khỏi những suy nghĩ tức giận và hơn cả là để suy nghĩ thấu đáo. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng để bạn đối mặt với những vấn đề còn dang dở cần được giải quyết. Khi cơn tức giận không còn chi phối bạn, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

10. Tìm đến sự giúp đỡ nếu cần thiết

Học cách kiềm chế cảm xúc tức giận có thể mất nhiều thời gian và khó khăn nếu chỉ có một mình. Đừng ngại tìm đến ai đó để nhận sự trợ giúp nếu cảm xúc của bạn vượt quá tầm kiểm soát và khiến bạn tổn thương chính mình và người khác.

Tạm kết

Đó là 10 cách kiềm chế cảm xúc tức giận hiệu quả giúp bạn làm chủ cảm xúc và trở thành một người điềm tĩnh và sáng suốt hơn.

Hãy cùng học cách kiềm chế cảm xúc để làm chủ cuộc sống và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây và đừng quên theo dõi MH Group Blog để cập nhật những thông tin hữu ích khác nhé.

Bình luận

viVietnamese