Làm Thế Nào Để Quản Lý Nhà Bếp Tại Nhà Hàng Luôn Hoạt Động Suôn Sẻ?

Quản lý nhà bếp tại nhà hàng nói riêng hay các cơ sở ăn uống nói chung sao cho hiệu quả là bài toán khó mà các nhà quản lý phải đối mặt. Vậy tại sao phải quản lý bếp nhà hàng? Trong bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn lý do, cũng như gợi ý đến bạn một số cách quản lý bếp nhà hàng một cách hiệu quả.

Tại sao cần quản lý bếp nhà hàng một cách chặt chẽ

Quản lý bếp được xem là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng khi vận hành một nhà hàng. Điều này cũng đúng khi quản lý bếp ăn trong quân đội, quản lý bếp ăn trường học, v.v. Khi bếp tại nhà hàng được quản lý một cách hợp lý sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời như:

  • Đảm bảo nhà hàng hoạt động trơn tru
  • Gia tăng hiệu quả làm việc của bộ phận bếp nói riêng và toàn nhà hàng nói chung
  • Tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, khoa học
  • Chống thất thoát, hao mòn nguyên vật liệu

Kinh nghiệm quản lý bếp tại nhà hàng hoạt động thuận lợi

Nghiệp vụ bếp trong nhà hàngNghiệp vụ bếp trong nhà hàng

Mỗi nhân sự chịu một trách nhiệm riêng

Các vị trí trong bếp của nhà hàng có thể có bao gồm:

  • Bếp trưởng điều hành
  • Trợ lý bếp trưởng điều hàng
  • Bếp trưởng
  • Bếp phó
  • Bếp trưởng bánh
  • Đầu bếp chuyên trách một bộ phận
  • Tổ trưởng tổ bếp
  • Tổ phó tổ bếp
  • Nhân viên bếp
  • Phụ bếp
  • Trưởng tạp vụ bếp
  • Trợ lý tạp vụ bếp
  • Tổ trưởng tổ tạp vụ
  • Nhân viên tạp vụ

Tùy vào quy mô và loại hình nhà hàng số lượng các vị trí trong bếp có thể có sự khác biệt.

Để tối ưu hoá hoạt động của nhà hàng, việc phân bổ nguồn lực hợp lý và chuyên môn hóa cho từng vị trí được xem là một nhiệm vụ quan trọng, Nhà quản lý cần xem xét kỹ việc sắp xếp đúng người đúng việc, đảm bảo các kỹ năng đặc thù của từng vị trí phù hợp với nhân sự đảm nhận. Điều này sẽ giúp bếp hoạt động một cách suôn sẻ, tối ưu hóa thời gian chế biến và đạt được năng suất cao.

Xem thêm:   Top 10 Công Ty Thiết Kế Thời Trang – Nơi Phát Triển Nghề Nghiệp Tiềm Năng

Các thành viên hiểu rõ nhiệm vụ của nhau

Khi thành viên trong bếp biết và hiểu rõ nhiệm vụ của nhau sẽ giúp việc phối hợp giữa các nhân sự trở nên suôn sẻ hơn, từ đó nâng cao hiệu quả phối hợp và đạt được mục tiêu chung của bộ phận bếp, toàn nhà hàng.

Hình thành môi trường làm việc chuyên nghiệp

Để giảm thiểu xung đột trong quá trình làm việc, nhà quản lý cần xây dựng một môi trường làm việc thân thiện chuyên nghiệp, bằng việc

  • Tổ chức các buổi gặp gỡ sau giờ làm việc, chương trình teambuilding nhằm tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong bếp.
  • Xây dựng một môi trường làm việc hòa đồng và bình đẳng, mọi người đều được quyền nêu ý kiến của mình.
  • Thiết lập cơ chế thưởng phạt hợp lý và công bằng.
cách quản lý bếp nhà hàngcách quản lý bếp nhà hàng

Sắp xếp các khu vực làm việc trong bếp khoa học

Một điều cần lưu ý khác trong quản lý bếp tại nhà hàng là thiết kế và bố trí các khu vực làm việc một cách khoa học nhằm tạo sự thuận tiện tối đa khi sử dụng. 

  • Khu vực lưu trữ thực phẩm: Đây là nơi để lưu trữ và bảo quản thực phẩm dùng cho quá trình chế biến. Khu vực này cần đảm bảo rộng rãi, thông thoáng và được sắp xếp gọn gàng, khoa học.
  • Khu vực tiếp nhận đơn hàng: Đây là khu vực trung gian để tiếp nhận đơn hàng giữa bộ phận bếp và nhân viên order. Tại một số nơi, nhân viên sẽ gửi thông tin order viết tay hoặc truyền đạt bằng lời. Trong khi đó, một số nơi ứng dụng công nghệ vào trong việc di chuyển thông tin order đến bộ phận chế biến. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và tốc độ truyền tải nhanh chóng.
  • Khu vực sơ chế/chuẩn bị nguyên liệu: Đây là khu vực thường được trang bị bàn chặt, chậu rửa, giá đựng và các thiết bị khác phục vụ cho việc sơ chế và chuẩn bị nguyên liệu. Do đó, cần tính toán cẩn thận để đạt được sự thuận tiện nhất.
  • Khu vực chế biến: Tại đây sẽ được trang bị các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng để xào, nấu, chiên, nướng, v.v. Do vậy, cần đảm bảo khu vực này có đủ không gian, và được trang bị các thiết bị phù hợp để đảm bảo sự thoáng mát và an toàn.
  • Khu vực hoàn thiện món: Sau khi các món ăn được chế biến xong sẽ được chuyển sang khu vực để phân suất hoặc chuyển giao cho khách hàng.
  • Khu vực vệ sinh: Khu vực này cần được đảm bảo về không gian cũng như các trang bị thiết bị phù hợp như: máy rửa bát, chậu rửa, máy diệt khuẩn và giá để.
Xem thêm:   Cách Xây Dựng Và Quản Lý Talent Pool Cho Tuyển Dụng Hiệu Quả

Kiểm soát nguyên liệu một cách chặt chẽ

Việc kiểm soát nguyên liệu một cách chặt chẽ là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng khi quản lý nhà bếp tại nhà hàng. Bởi điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phục vụ của nhà hàng, chất lượng món ăn, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, thất thoát nguyên nhiên liệu, v.v.

Tổ chức các khóa huấn luyện, thi nâng cấp tay nghề

Tổ chức các khóa huấn luyện hay thi nâng cấp tay nghề là dịp để các nhân viên trong bếp có thể nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Đồng thời, đây cũng là dịp để gia tăng sự gắn kết giữa các thành viên, lắng nghe ý kiến của nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc.

Xây dựng quy trình quản lý nhà bếp phù hợp, hiệu quả

Để đảm bảo sự trơn tru và tốc độ phục vụ khách hàng,  nhà hàng cần có quy trình quản lý bếp nhà hàng phù hợp và khoa học. Quy trình này bao gồm các bước như

  • Tuyển chọn và nhập nguyên liệu, 
  • Kiểm soát và bảo quản thực phẩm
  • Sơ chế
  • Chế biến
  • Bảo quản cho đến khi ra món
quy trình quản lý nhà bếp
quy trình quản lý nhà bếp

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về hoạt động quản lý nhà bếp tại nhà hàng mà Chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc quản lý bếp và biết cách để kiểm soát hoạt động của khu vực này trong nhà hàng nhằm tối ưu hiệu quả kinh doanh.

Xem thêm:   Tình Yêu Công Sở: Cân Bằng Giữa Tình Yêu Và Sự Nghiệp

Nếu bạn còn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé.

tải mẫu cv file wordtải mẫu cv file word

Bình luận

viVietnamese