Quản lý dự án là gì? Tại sao cần phải quản lý dự án? Học quản lý dự án ở đâu? Trong bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc thú vị này, cũng như giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan.
Quản lý dự án được hiểu như thế nào?
Quản lý dự án là gì? Quản lý dự án được hiểu đơn giản là việc áp các kiến thức, kinh nghiệm và công cụ cần thiết vào việc kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động của dự án nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án trong giới hạn các về thời gian, chi phí, nguồn lực, v.v.
Tại sao cần phải quản lý dự án?
Vai trò của quản lý dự án là gì? Quản lý dự án giúp tổ chức, doanh nghiệp có cơ sở phương pháp luận chặt chẽ để triển khai các công việc đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng, tiến độ, chi phí, nguồn lực và giá trị cho các bên liên quan.
Việc quản lý dự án theo các phương pháp hiện đại giúp doanh nghiệp xác định phương hướng triển khai dự án hiệu quả, và hiện thực các mục tiêu quan trọng như tối ưu hóa vốn đầu tư, giảm thiểu chi phí phát sinh.
Quy trình quản lý dự án
Một dự án có quy trình quản lý như thế nào? Theo đó, tùy tổ chức sẽ có quy trình quản lý dự án khác nhau, tuy nhiên quy trình quản lý dự án chuẩn quốc tế bao gồm 5 giai đoạn chính, bao gồm:
- Initiating – Khởi động: Trong giai đoạn này cần tìm hiểu về lý do để bắt đầu dự án và tạo văn phản chính thức khởi động dự án (hay còn được gọi là Project Chapter).
- Planning – Lập kế hoạch: Đâu là một giai đoạn rất quan trọng, công việc của nhà quản lý trong giai đoạn này được xem là nhiều nhất. Các miền kiến thức (knowledge areas) như scope (phạm vi), quality (chất lượng), cost (chi phí), risk (rủi ro), v.v đều cần được lên kế hoạch trong giai đoạn này.
- Executing – Thực thi: Nhiệm vụ của quản lý dự án trong giai đoạn này liên quan chủ yếu đến con người người và báo cáo. Các công việc còn lại được thực hiện bởi đội dự án theo kế hoạch đã có.
- Monitoring & Controlling – Giám sát và Kiểm soát: Giai đoạn này thường tiến hành đồng thời với giai đoạn Thực thi, nhằm đảm bảo dự án luôn đi đúng hướng.
- Closing – Kết thúc dự án: Giai đoạn này diễn ra sau khi dự án hoàn thành và chỉ còn lại một số thủ tục liên quan đến vận hành.
Các chứng chỉ quản lý dự án
Để tham gia vào ngành quản lý dự án, bạn nên biết đến và sở hữu ít nhất một trong các chứng chỉ quản lý dự án sau đây:
Chứng chỉ CAPM
Chứng chỉ này được chứng nhận bởi PMI. CAPM cung cấp cho người học các kiến thức nền tảng về quản lý dự án. Do đó, yêu cầu đầu vào và giá trị thị trường của chứng chỉ này không quá cao.
Để theo học chứng chỉ này, bạn cần tốt nghiệp tối thiểu trung học phổ thông, và có chứng nhận 23 contact hours.
Chứng chỉ PMP
Đây là chứng chỉ có giá trị thị trường cao nhất trên thế giới, được chứng nhận bởi PMI. Chứng chỉ PMP phù hợp với các bạn đã có kinh nghiệm quản lý dự án.
Để theo học chứng chỉ này:
- Nếu trình độ học vấn cao nhất của bạn là tốt THPT, bạn cần có 60 tháng kinh nghiệm làm quản lý dự án và sở hữu chứng nhận 35 contact hours hoặc chứng chỉ CAPM.
- Nếu bạn tốt nghiệp trình độ đại học, bạn cần có tối thiểu 35 tháng kinh nghiệm quản lý dự án và chứng nhận 35 contact hours hoặc chứng chỉ CAPM.
Chứng chỉ PMI – ACP
Chứng chỉ PMI – ACP phù hợp với các bạn đang quản lý dự án Agile hoặc áp dụng ngôn ngữ Agile vào công việc. Chứng chỉ này cung cấp kiến thức tổng hợp về việc triển khai Agile trong một dự án, bao gồm nhiều framework và phương thức khác nhau.
Người theo học chứng chỉ này cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tốt nghiệp trung học trở lên.
- Sở hữu chứng chỉ 21 contact hours.
- Có ít nhất 1 năm làm quản lý dự án và 8 tháng kinh nghiệm làm dự án Agile.
Chứng chỉ PgMP
Với vai trò là một nhà quản lý dự án, bạn có thể quản lý 2 hoặc nhiều hơn các dự án cùng lúc, đặc biệt là các dự án cần được phối hợp với nhau để tạo ra giá trị lợi ích lớn hơn. Khi đó, bạn được coi là một nhà quản lý chương trình. Có thể nói, đây là level cao hơn của quản lý dự án.
Tại nước ta, số lượng người sở hữu chứng chỉ PgMP khá ít, bởi độ khó cực cao.
Người theo học chứng chỉ này cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nếu trình độ học vấn cao nhất là tốt nghiệp THPT, bạn cần có ít nhất 48 tháng kinh nghiệm quản lý dự án hoặc PMP và 84 tháng kinh nghiệm làm quản lý chương trình.
- Nếu bạn tốt nghiệp trình độ đại học, bạn cần có ít nhất 48 tháng kinh nghiệm quản lý dự án hoặc PMP và 48 tháng kinh nghiệm làm quản lý chương trình.
Chứng chỉ PfMP
Cấp độ cao hơn của quản lý chương trình là quản lý danh mục. Quản lý danh mục sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhiều chương trình và dự án cùng lúc.
Người theo học chứng chỉ này cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nếu trình độ học vấn cao nhất là tốt nghiệp THPT, bạn cần có ít nhất 84 tháng kinh nghiệm quản lý chương trình và 96 tháng kinh nghiệm làm kinh doanh.
- Nếu bạn tốt nghiệp trình độ đại học, bạn cần có ít nhất 48 tháng kinh nghiệm quản lý chương trình và 96 tháng kinh nghiệm làm kinh doanh.
Chứng chỉ PRINCE2
PRINCE được viết tắt từ cụm Project In Controlled Environment, chứng chỉ này phổ biến tại nước châu Âu và Úc. PRINCE tập trung vào việc quản lý tài nguyên và rủi ro thông qua việc chia dự án thành các giai đoạn nhỏ, sau đó xác định vai trò, trách nhiệm và áp dụng bảy quy trình để quản lý vòng đời của dự án.
Học quản lý dự án ở đâu?
Một số trường đại học hàng đầu đào tạo chuyên ngành quản lý dự án có thể kể đến như:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Chuyên ngành Quản lý dự án
- Học viện Chính sách và Phát triển – Chuyên ngành Đấu thầu và Quản lý dự án
- Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (Cơ sở Hà Nội) – Ngành Quản lý xây dựng
Những kỹ năng cần có của nhà quản lý dự án
Các kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý dự án bao gồm:
- Làm việc nhóm và tương tác tốt với các thành viên trong nhóm.
- Quản trị nhân lực.
- Khả năng lãnh đạo nhóm.
- Kỹ năng quản trị rủi ro.
- Quản lý thời gian, sắp xếp công việc hợp lý.
- Giao tiếp và đàm phán hiệu quả.
- Quản lý nhiệm vụ và phân công công việc.
- Tư duy phản biện.
- Thích ứng linh hoạt.
- Giải quyết vấn đề.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Quản lý dự án là gì?” mà Chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về công việc này, cũng như các thông tin cần hữu ích để trở thành một nhà quản lý dự án trong tương lai.
Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé.