Thị trường việc làm đang không ngừng thay đổi. Đã qua rồi thời điểm mà hầu hết mọi người đều có suy nghĩ tốt nghiệp đại học, tìm một công việc tốt và gắn bó với nó đến hết đời. Tuy nhiên, điều này có vẻ không đúng với Gen Z. Dựa trên một cuộc khảo sát, hơn 60% Gen Z cho biết họ đã nhảy việc ngay trong năm đầu đi làm. Vậy tại sao Gen Z thích nhảy việc? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Thực trạng Gen Z nhảy việc hiện nay
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu khái quát về thực trạng Gen Z nhảy việc hiện nay. Theo Nghiên cứu Tuyển dụng của Yello năm 2019, Gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến 2012) có kế hoạch nhảy việc sau ba năm hoặc ít hơn và chỉ một trong bốn người có kế hoạch làm việc cho một công ty cố định trong năm năm trở lên.
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý Oliver Wyman, Gen Z có tư tưởng khác với các thế hệ trước về chuyện “nhảy việc”. Họ sẵn sàng và vui vẻ từ bỏ những công việc không thỏa mãn hoặc không mang lại đặc quyền mà họ muốn — và luôn tìm kiếm điều gì đó tốt hơn. 70% Gen Z nói rằng họ “trung thành” với công ty trong khi lại chủ động tìm kiếm một công việc mới.
Lý do khiến nhiều Gen Z nhảy việc
Đa phần, Gen Z thường nhảy việc để tìm kiếm mức lương cao hơn, nhiều kinh nghiệm hơn hoặc thay đổi chức danh công việc vì họ nhận thức được giá trị của mình và đang tận dụng lợi thế của thị trường việc làm đang phát triển mạnh mẽ.
Phần lớn Gen Z không muốn làm việc từ 9 giờ đến 5 giờ mỗi ngày. Họ đang tìm kiếm công việc linh hoạt, nơi họ có thể tạo ra ảnh hưởng, tiếp thu các kỹ năng mới và thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các lý do khiến nhiều nhiều Gen Z nhảy việc:
Gen Z thích những trải nghiệm đa dạng
Gen Z được biết đến là thế hệ luôn tràn đầy sự tò mò và mong muốn học hỏi những điều mới. Họ được sinh ra trong thời đại đổi mới nhanh chóng với những công nghệ tân tiến nhất. Do đó, họ chấp nhận và yêu cầu thay đổi, đồng thời tìm kiếm việc làm với các tổ chức có khả năng tạo ra sự thay đổi.
Về mặt tích cực, tư duy này sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Các công ty có thể đạt được tiến bộ đáng kể bằng cách tích cực lắng nghe các đề xuất thay đổi do lực lượng lao động trẻ đưa ra và hành động theo các đề xuất đó. Tuy nhiên, tư duy này cũng là lý do khiến Gen Z thích nhảy việc. Khi cảm thấy mình đã trải nghiệm đủ ở một công ty, họ sẽ nhanh chóng chuyển việc để thỏa mãn mong muốn được đa dạng hoá của mình.
Gen Z ưu tiên work-life balance
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là mục tiêu chung của tất cả các thế hệ, nhưng Gen Z còn tập trung nhiều hơn về nhu cầu của họ. Họ muốn cảm thấy được thử thách, được trao quyền, độc lập và được kết nối với công việc của mình. Họ cũng đánh giá cao các công ty, tổ chức quan tâm đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên cũng như các vấn đề công bằng xã hội.
Gen Z đang trở nên quan tâm hơn đến lịch làm việc linh hoạt hoặc kết hợp, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện và thậm chí là văn hoá tuần làm việc bốn ngày. Và đây chính là nhược điểm của nhiều công ty tại Việt Nam. Không nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đáp ứng được các nhu cầu trên. Vì vậy, khi cảm thấy những “nhu cầu cơ bản” đó không được đáp ứng, họ sẽ nhanh chóng nhảy việc.
Gen Z ưu tiên sự phát triển của bản thân
Gen Z khao khát thăng tiến trong sự nghiệp. Họ mong muốn được thử nghiệm, phát triển và dẫn dắt bởi các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm hơn và sẽ ở lại hoặc rời khỏi tổ chức tùy thuộc vào triển vọng phát triển cá nhân của họ.
Họ là thế hệ dễ thích nghi nhất và họ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển tích cực. Gen Z nổi bật với sự ủng hộ nhiệt tình cho việc học tập suốt đời tại nơi làm việc. Và một lần nữa, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thoả mãn nhu cầu này của Gen Z.
Gen Z không thích sự gò bó của văn hoá 9-to-5
Gen Z tìm kiếm công việc có thể hỗ trợ các mục tiêu cá nhân của họ và mang lại cho họ ý thức về mục đích. Đặc biệt, họ muốn những công việc bao gồm các lợi ích như bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện và hỗ trợ sức khỏe tâm thần, cũng như sự minh bạch của công ty.
Họ cũng ngày càng đòi hỏi sự linh hoạt — và họ sẵn sàng bỏ việc nếu không đạt được điều đó. Nhiều người trong số họ bắt đầu làm việc trong thời kỳ đại dịch, khi hầu hết các văn phòng đều đóng cửa, vì vậy Gen Z thường “không có hứng thú với những chuyến đi làm mệt mỏi”. Theo cuộc thăm dò của Oliver Wyman, 85% Gen Z thích các hình thức làm việc linh hoạt như Remote hay Hybrid.
Doanh nghiệp phản ứng như thế nào với xu hướng gen Z nhảy việc?
Thực trạng
Với việc Gen Y và Gen Z chiếm 40% lực lượng lao động toàn cầu, những thay đổi trong kỳ vọng nghề nghiệp này đã có tác động lớn đến hoạt động tuyển dụng hiện tại và trong tương lai gần. Đến năm 2025, Gen Z dự kiến sẽ chiếm 25% tổng lực lượng lao động tại Việt Nam. Dựa trên những xu hướng và sở thích này, các công ty phải linh hoạt khi tuyển dụng Gen Z.
Dữ liệu gần đây cho thấy các công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng có xu hướng rời khỏi khu trung tâm thương mại để chuyển sang các tòa nhà văn phòng phi tập trung trong các khu dân cư. Điều này giúp cho nhân viên di chuyển thuận tiện hơn. Ngoài ra, các công ty hiện đang áp dụng nhiều chế độ làm việc và lương thưởng linh hoạt phù hợp với nhu cầu của Gen Z.
Lời khuyên
Để đáp ứng với hành vi và tư duy của Gen Z, các công ty nên có những giải pháp linh hoạt để thu hút lực lượng nhân tài chủ chốt này:
- Duy trì pool tuyển dụng liên tục: Gen Z thích nhảy việc, và điều đó có nghĩa là pool tuyển dụng của bạn luôn đầy ắp nhân sự tài năng.
- Thể hiện tác động của nhân viên đối với công ty: Gen Z muốn biết rằng công việc của họ sẽ có ý nghĩa, vì vậy hãy đảm bảo rằng JD của bạn phản ánh tác động mà các vai trò đang tuyển sẽ có đối với công ty.
- Tập trung vào những lợi ích quan trọng: Như đã đề cập ở trên, Gen Z quan tâm nhiều đến những phúc lợi mà họ có thể và xứng đáng nhận được. Hãy điều chỉnh chính sách của công ty một cách thông minh để có thể đáp ứng được các tiêu chí cơ bản như lương, thưởng, bảo hiểm và chi phí đào tạo.
- Giảm thời gian tuyển dụng: Vì Gen Z thích nhảy việc nên chắc chắn bạn sẽ phải tuyển dụng nhiều lần hơn trong thời gian dài. Thời gian tuyển dụng ngắn hơn có thể khiến việc tuyển dụng nhân viên mới ít tốn kém hơn đồng thời mang lại trải nghiệm tốt hơn cho ứng viên. Thực hiện một quy trình phỏng vấn hợp lý để hỏi những câu hỏi phù hợp và xác định các dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn có thể đảm bảo bạn không tuyển được những ứng viên không phù hợp ngay từ đầu.
Đọc thêm: Chúng tôi Việt Nam giới thiệu Cẩm nang Gen Z: Xu hướng và bí quyết ứng tuyển 2022
Tạm kết
Vậy là Chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu lý do tại sao nhiều Gen Z nhảy việc. Với việc họ sẽ nhanh chóng trở thành lực lượng lao động chủ yếu trong tương lai, bạn và công ty của mình cần phải có những điều chỉnh phù hợp trong chính sách tuyển dụng để thích nghi với xu hướng này.
Nếu cảm thấy hứng thú với chủ đề tương tự, hãy ghé qua Blog của Chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin thú vị về Gen Z nhé!